Luận văn ThS: Hát Hầu Vua trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Hợp Tiến Đồng Hỷ Thái Nguyên
Luận văn Hát Hầu Vua trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Hợp Tiến Đồng Hỷ Thái Nguyên điền dã, khảo sát, thu thập tư liệu và tiến hành góp phần biên tập sách, đồng thời phân tích tư liệu để thu thập được phần lời những bài hát Hầu Vua trong lễ cấp sắc của nhóm Dao Lô Gang ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; tìm hiểu những nét khái quát về người Dao Lô Gang ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trên các phương diện nguồn gốc, phong tục tập quán tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống văn hóa và sinh hoạt có liên quan thiết yếu đến đề tài; đi sâu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của những bài hát Hầu Vua diễn ra trong lễ cấp sắc nhằm khẳng định được giá trị to lớn của bộ phận dân ca nghi lễ độc đáo này.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích đi sâu nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật của các bài hát Hầu Vua và cách hành lễ trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Trên cơ sở đó tìm hiểu đời sống văn hóa tín ngưỡng nhằm bảo tồn, gìn giữ và phục hồi, phát huy những giá trị văn học dân gian truyền thống trong nghi lễ tín ngưỡng của cộng đồng người Dao. Góp phần tôn vinh bản sắc dân tộc để trở thành di sản văn hóa. Khẳng định giá trị to lớn về mặt văn học của những bài hát Hầu Vua được sử dụng trong lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao Lô Gang. Tài liệu này góp phần phục vụ việc nghiên cứu và tìm hiểu những nét giá trị to lớn trong nghi lễ truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ nói chung
1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những bài hát Hầu Vua trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về những bài hát Hầu Vua trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Các bài hát Hầu Vua trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang khá phong phú, nhưng do còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu và việc sưu tập tư liệu còn nhiều khó khăn. Cho nên, luận văn chỉ tập trung khảo sát, thu thập một số bài hát Hầu Vua (có kèm theo bản dịch sang tiếng phổ thông) của thầy cúng cấp sắc Triệu Tiến Phan cung cấp, được thể hiện trong lễ cấp sắc của tộc người Dao Lô Gang qua ba đoạn chính Thỉnh thánh - Chiêu nhuận - Tiễn thánh. Chúng tôi đi điền dã từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016 sưu tầm được 466 câu thơ. Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tập và tìm hiểu thêm những bài hát mang chức năng nghi lễ của người Dao ở một số địa phương khác để so sánh. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu chủ yếu trên phương diện nội dung và nghệ thuật trong các bài hát Hầu Vua. Qua đó, chúng tôi tìm hiểu thêm được bản sắc văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Dao Lô Gang.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền dã, sưu tầm: Để có được cái nhìn khách quan nhất về quá trình diễn ra nghi lễ cấp sắc, cảm thụ trực tiếp những bài hát, đặc biệt là các bài hát Hầu Vua được diễn xướng trong lễ cấp sắc.
Phương pháp thống kê: Để thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp : Nghiên cứu sách, báo, những công trình nghiên cứu, các website có liên quan quan đến đề tài.
Phương pháp so sánh: Để so sánh những bài hát Hầu Vua ở Hợp Tiến - Đồng Hỷ - Thái Nguyên với các bài hát Hầu Vua ở các địa phương khác. Đồng thời, so sánh với ca dao của người Kinh để thấy được những nét đặc sắc trong dân ca của người Dao nói chung và Hát Hầu Vua nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nhằm tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực và nhiều ngành học khác nhau để có nhận thức sâu hơn và toàn diện hơn về vấn đề được nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1 Một số vấn đề lí luận
Vài nét về cộng đồng người Dao
- Cộng đồng người Dao Thái Nguyên
- Cộng đồng người Dao ở Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Một số vấn đề lí luận
- Dân ca và dân ca Dao
- Hát Hầu Vua
Khái quát về các bài hát trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
- Nguồn gốc các bài hát và hát Hầu Vua
- Các bài hát trong lễ cấp sắc gắn liền với phong tục, tín ngưỡng
- Nghi lễ cấp sắc và phương thức diễn xướng các bài hát Hầu Vua
2.2 Nội dung các bài hát Hầu Vua
Thể hiện tấm lòng thành kính trước tổ tiên và thần linh
Phác họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng
Gửi gắm nỗi lòng, tình cảm lứa đôi
2.3 Nghệ thuật các bài hát Hầu Vua
Thể thơ
- Thể thơ thất ngôn
- Thể thơ tự do
Nhân vật trữ tình
Thời gian và không gian nghệ thuật
Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ chắt lọc từ lời ăn tiếng nói hàng ngày
- Ngôn ngữ mang bản sắc văn hóa dân tộc Dao
Một số biện pháp tu từ nghệ thuật
- Ẩn dụ
- So sánh
- Điệp từ ngữ
3. Kết luận
Hiện nay trong các ngày lễ cấp sắc những lời hát Hầu Vua vẫn được cất lên trong tiếng chuông đồng, tiếng trống, chũm chọe... hòa tấu ở Hợp Tiến - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và vẫn còn ngân xa đến nhiều vùng miền khác như một minh chứng cho sự tồn tại của một nền văn hóa lâu đời và là lời tri ân sâu sắc đến lớp thế hệ đi trước. Lễ cấp sắc của người Dao Thái Nguyên đã được công nhân là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Việc tổ chức lễ cấp sắc không chỉ là niềm tự hào, niềm vui cho cá nhân mà là niềm vinh dự cho cả một dòng tộc, một cộng đồng người. Tuy nhiên, hát Hầu Vua của người Dao Lô Gang đang đứng trước nguy cơ bị mai một cả về nguồn tư liệu, nghệ nhân, những nét phong tục tập quán, người kế cận... Cho nên, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau là một việc làm ngày càng bức thiết, để nó không dần bị mai một và biến mất trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa toàn cầu. Để gìn giữ nguyên vẹn những giá trị của hát Hầu Vua cần tích cực triển khai việc sao lưu sách hát cổ, tiến hành sưu tầm, thu thập tài liệu, ghi hình, dịch sách, in sách... Mở lớp dạy chữ Nôm Dao nhằm giúp thế hệ trẻ có thể đọc và hiểu được ý nghĩa những làn điệu Páo dung của dân tộc mình. Đồng thời phục dựng lại toàn bộ lễ cấp sắc và hát Hầu Vua để đưa vào chương trình giảng dạy trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Đối với các cấp các ngành có thẩm quyền cần nhanh chóng xây dựng hồ sơ để khẳng định và tôn vinh những giá trị của hát Hầu Vua đến bạn bè trên toàn thế giới được biết đến.
4. Tài liệu tham khảo
Đào Duy Anh (1990), Hán – Việt từ điển, Nxb Văn học.
Nông Quốc Chấn (1967), “Hãy khơi dòng thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Văn học (1).
Nông Quốc Chấn (Chủ biên), Hoàng Thao, Hà Văn Thư, Mạc Phi, Trần Văn Tấn (Biên soạn, chú giải) (1979), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân tộc ít người, quyển một, Nxb Văn học, H.
Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Trung Nông, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội....
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận văn ThS: Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày - Thái
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Vũ Xuân Tửu
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015)
- pdf Luận văn ThS: Nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỉ XX
- pdf Luận văn ThS: Chủ đề đô thị trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy
- pdf Luận văn ThS: Truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang
- pdf Luận văn ThS: Tiểu thuyết Vi Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái
- pdf Luận văn ThS: Tính dự báo trong thơ Trần Tế Xương
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Triệu Bôn sau 1975
- pdf Luận văn ThS: Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu
- pdf Luận văn ThS: Cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ 1986 đến nay
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh
- pdf Luận văn ThS: Then Tày ở Võ Nhai Thái Nguyên
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái
- pdf Luận văn ThS: Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
- pdf Luận văn ThS: Thơ Lò Ngân Sủn
- pdf Luận văn ThS: Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio
- pdf Luận văn ThS: Thể tài du ký từ Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác đến Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh
- pdf Luận văn ThS: Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay
- pdf Luận văn ThS; Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng
- pdf Luận văn ThS: Độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học
- pdf Luận văn ThS: Thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm bình dân
- pdf Luận văn ThS: Du ký về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới
- pdf Luận văn ThS: Đề tài đô thị trong truyện ngắn nữ đương đại
- pdf Luận văn ThS: Phong tục qua sáng tác của Tô Hoài trước 1945
- pdf Lậun văn ThS: Sáng tác của nữ tác giả trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX nhìn từ sự vận động của văn học sử
- pdf Luận văn ThS: Vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX qua một số trường hợp tiêu biểu
- pdf Luận văn ThS: Tính tự sự trong thơ Nguyễn Bính
- pdf Luận văn ThS: Sắc thái nữ quyền trong nhân vật nữ lệch của chèo cổ
- pdf Luận văn ThS: Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên sau 1975
- pdf Luận văn ThS: Yếu tố tâm linh trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
- pdf Lậun văn ThS: Trường ca Nguyễn Anh Nông
- pdf Luận văn ThS: Ứng xử đạo đức của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
- pdf Luận văn ThS: Tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu
- pdf Luận văn ThS: Cái nhìn nhân bản về hiện thực của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn sau năm 1975
- pdf Luận văn ThS: Công trình Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều
- pdf Luận văn ThS: Thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư