Luận văn ThS: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương Từ trường Vật lí lớp 11

Luận văn Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương Từ trường Vật lí lớp 11 nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực hợp tác và dạy học hợp tác; tìm hiểu thực trạng dạy học với  chương Từ trường Vật lí lớp 11 ở trường THPT hiện nay; thiết kế các tiến trình dạy học chương Từ trường Vật lí lớp 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác; tổ chức thực nghiệm dạy học hợp tác và đánh giá kết quả thực nghiệm nhằm minh họa tính khả thi và hiệu quả của các nội dung đã đề xuất.

Luận văn ThS: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học chương Từ trường Vật lí lớp 11

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về dạy học hợp tác theo nhóm để vận dụng thiết kế các tiến trình dạy học chương Từ trường Vật lí  lớp 11 nhằm bồi dưỡng năng lực hợp tác nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: năng lực hợp tác Vật lí của học sinh lớp 11 THPT.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm để thiết kế các tiến trình dạy học chương Từ trường Vật lí lớp 11.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu về hợp tác và dạy học hợp tác môn Vật lí trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Luận văn.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đánh giá thực trạng tổ chức dạy học theo nhóm môn Vật lí cho học sinh hiện nay.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm dạy học hợp tác với chương Từ trường Vật lí lớp 11 nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học đã đề ra.

Phương pháp thống kê toán học: Phân tích, xử lý các số liệu thu được qua thực nghiệm.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Năng lực hợp tác của học sinh trung học phổ thông.

Dạy học hợp tác theo nhóm.

Các biện pháp bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí.

Thực trạng bồi dưỡng năng lực hợp tác trong dạy học Vật lí lớp 11 ở trường THPT hiện nay.

2.2 Tổ chức dạy học chương Từ trường

Tổng quan về dạy học chương Từ trường Vật lí 11

Vai trò, vị trí của chương Từ trường Vật lí 11 trong chương trình môn Vật lí lớp 11.

Nội dung kiến thức của chương Từ trường Vật lí lớp 11.

Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm chương Từ trường nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh

Quy trình thiết kế.

Thiết kế tiến trình dạy học hợp tác theo nhóm một số bài học trong chương Từ Trường Vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm.

Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.

Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Tiến trình tổ chức thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu, tổng hợp được một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến dạy học hợp tác theo nhóm trên thế giới và trong nước. Trong quá trình thực hiện dạy học hợp tác theo nhóm hoạt động dạy và hoạt động học có thể phân chia thành nhiều giai đoạn, các bước, các thao tác. Trên cơ sở đó chúng tôi đã hoàn chỉnh quy trình tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm giúp giáo viên và học sinh sử dụng như một bản chỉ dẫn để tổ chức dạy học mang tính hợp tác. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, xác định được một số kỹ năng dạy học hợp tác theo nhóm của giáo viên. Một số kỹ năng học tập hợp tác theo nhóm của học sinh giúp hình thành các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng tổ chức, quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Từ nghiên cứu một số mô hình tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm chúng tôi đã linh hoạt vận dụng để thiết kế và minh họa cụ thể giờ học hợp tác theo nhóm chương Từ trường Vật lí 11. Thực  nghiệm  sư  phạm  đã  khẳng  định  tính  khả  thi,  tính  hiệu  quả  của phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Kết quả góp phần nâng cao năng lực hợp tác cho học sinh THPT.

4. Tài liệu tham khảo

Trịnh Văn Biểu (2011), Dạy học hợp tác – một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI, Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM. 

Lương Duyên Bình ( Tổng chủ biên), Vũ Quang ( chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2006).  Vật lí 11. H Nội: NXB giáo dục 

Lương Duyên Bình  –  Vũ Quang (Tổng Chủ  biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi – Bùi Quang Hân – Đoàn Duy Hinh,  “Sách Bài tập Vật lý 11” NXB Giáo dục. 

Đặng Thị Thanh Bình, Dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học hóa học ở trường THPT, Tạp chí Khoa học  ĐHSP TP Hồ Chí Minh, số 25. 

Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án Việt Bỉ. (2010). Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.  Hà Nội : NXB Đại học sư phạm . 

Bộ giáo dục và đào tạo  - Dự án Việt Bỉ. (2010). Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.  Hà Nội : NXB giáo dục.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM