Lậun văn ThS: Sáng tác của nữ tác giả trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX nhìn từ sự vận động của văn học sử

Luận văn Sáng tác của nữ tác giả trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX nhìn từ sự vận động của văn học sử góp phần làm rõ đặc điểm sáng tác của các nữ tác giả văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII  – XIX. Từ lí thuyết lí luận văn học về tác phẩm văn học, phong cách tác giả, khảo sát qua các sáng tác của các tác giả văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX để tìm ra đặc điểm sáng tác của các nữ tác giả văn học thế kỉ XVIII – XIX theo phân định giới.

Lậun văn ThS: Sáng tác của nữ tác giả trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX nhìn từ sự vận động của văn học sử

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra đặc điểm sáng tác của các nữ tác giả văn học thế kỉ XVIII – XIX theo phân định giới.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu sáng tác của các nữ tác giả văn học Việt Nam trung đại bao gồm các thể loại: truyện truyền kì, truyện thơ Nôm, văn tế, tác phẩm thơ, bài kệ … của mười hai nữ tác giả trong giai đoạn văn học trung đại và tập trung đi sâu tìm hiểu phân tích, nghiên cứu về sáng tác của các nữ tác giả giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX: 

  • Đoàn Thị Điểm (1705-1748) 
  • Trương Thị (Ngọc) Trong (thế kỉ XVIII) 
  • Phạm Lam Anh (thế kỉ XVIII) 
  • Lê Ngọc Hân (1770-1799) 
  • Hồ Xuân Hương (cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX) 
  • Nguyễn Thị Hinh (Bà Huyện Thanh Quan thế kỉ XIX) 
  • Nguyễn Trinh Thuận (1826-1904) 
  • Nguyễn Tĩnh Hòa (1829-1882) 
  • Nguyễn Thị Nhược Bích (1830-1909) 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Khi nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, phương pháp tiếp cận liên ngành mang lại nhiều ưu thế cho ngƣời nghiên cứu khi sử dụng hơn so với các phương pháp  khác. Cũng chính nhờ cách tiếp cận liên ngành, luận văn cũng khái quát phần nào bối cảnh xã hội, văn hoá thời trung đại để đặt tác phẩm, nhân vật vào trong thời đại của nó nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện hơn.  

Trong luận văn có sử dụng phương pháp loại hình học nhằm nghiên cứu các sáng tác theo loại hình các tác giả nữ trong văn học Việt Nam trung đại. Ưu điểm cơ bản của phương pháp loại hình là nó giúp cho chúng ta nắm bắt các hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể, bao quát; xác định được chủng loại của các cá thể; hiểu rõ được các quy luật phát triển của các hiện tượng và sự vật.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng thêm các phương pháp khác như thi pháp học, phương pháp lịch sử - xã hội….và các thao tác nghiên cứu: so sánh, phân tích, tổng hợp, nhằm nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện đối tượng được nghiên cứu.

2. Nội dung

2.1 Đề tài cơ bản trong sáng tác

Đề tài thiên nhiên trong sáng tác của các nữ tác giả văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX

Đề tài hạnh phúc lứa đôi trong sáng tác của các nữ tác giả văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII - XIX

Đề tài bình đẳng giới trong sáng tác của các nữ tác giả văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII - XIX

2.2 Ngôn ngữ và thể tài chủ yếu

Ngôn ngữ trong sáng tác của các nữ tác giả văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX

Thể tài trong sáng tác của các nữ tác giả văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX

2.3 So sánh

Sáng tác của các tác giả nữ văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII - XIX trong cái nhìn so sánh với sáng tác của các nữ tác giả thế kỉ X - XVII

Sáng tác của các tác giả nữ văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII - XIX trong cái nhìn so sánh với sáng tác của các tác giả nam thế kỉ XVIII - XIX

  • Về nội dung
  • Về ngôn ngữ, thể loại

3. Kết luận

Trong sáng tác của các nữ tác gia văn học trung đại Việt Nam, các tác giả tập trung sáng tác xoay quanh một số đề tài, chủ đề đặc trưng. Trong đó, đầu tiên phải kể đến đề tài, chủ đề về thiên nhiên. Bên cạnh đó, các nữ tác gia thế kỉ XVIII - XIX còn tập trung biểu hiện các chủ đề xoay quanh số phận của những người phụ nữ trong xã hội quân chủ chuyên chế Việt Nam. Đó là chủ đề về tình yêu lứa đôi, về tiếng nói của ngƣời phụ nữ mong muốn khát khao sự bình đẳng, về cái tôi cá nhân. Bằng nhiều hình thể hiện vô cùng đa dạng và phong phú, sáng tác của các tác giả nữ được thể hiện thông qua các thể loại như: truyện truyền kỳ, văn tế, thơ lục bát, thơ thất ngôn ….Mỗi nữ tác gia đều có sáng tác thơ. Các nữ sĩ lựa chọn thơ là loại thể để thể hiện các tác phẩm của mình nhƣ một cách để lắng lại những tâm sự,  những nỗi buồn, ai oán….cô đọng và đậm chất trữ tình. Tuy chỉ với số lượng tác giả ít ỏi và số lượng tác phẩm không quá đồ sộ so với các nam tác giả thế kỷ XVIII - XIX nhưng đó cũng là sự phát triển mạnh mẽ so với sáng tác của các nữ tác giả Việt Nam trung đại thế kỉ X - XVII. 

4. Tài liệu tham khảo

Lương An (2004), Thơ Mai Am và Huệ Phố, NXB Thuận Hóa, Huế. 

Lê Thị Anh (2007), Thơ mới với thơ Đường, NXB Văn học, Hà Nội. 

Lữ Huy Nguyên (2008), Hồ Xuân Hương  Thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội. 

Lại Nguyên Ân (Biên soạn) (2003),  150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 

Nguyễn Văn Dân  (1995), Những vấn đề lý luận của văn học so sánh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 

Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM