Luận án TS: Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay

Luận án Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay làm rõ một số lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu và thao tác hóa các khái niệm: tiếp cận, thông tin, tiếp cận thông tin, dịch vụ xã hội, các dịch vụ xã hội cơ bản; phân tích thực trạng tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản; nghiên cứu đề xuất một số gợi ý về giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Luận án TS: Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý về giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu của người dân, bao gồm 4 loại dịch vụ : dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch. Vì đây là 4 dịch vụ thiết yếu nhất, đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người dân; Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; Từ năm 2016- 2019.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, nắm bắt tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời phát hiện ra những khía cạnh mới chưa được nghiên cứu, đề cập hoặc chưa được phân tích sâu ở những nghiên cứu trước đây về vấn đề này.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi. Tổng số bảng hỏi mà đề tài thực hiện:  800 bảng hỏi/2 xã. Như vậy mỗi xã sẽ là 400 bảng hỏi. 

Phương pháp xử lý, phân tích thông tin: Những thông tin định tính thu được được tác giả sử dụng phần mềm NVIVO 16.0 để phân tích. Những thông tin định lượng bằng bảng hỏi được xử lý bởi phần mềm SPSS 20.0. Để đảm bảo độ tin cậy, các bảng hỏi thiếu thông tin khoảng 20% số lượng câu hỏi trở lên bị loại bỏ và không nhập vào cơ sở dữ liệu.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hướng nghiên cứu tìm hiểu về tiếp cận thông tin

  • Điểm luận các nghiên cứu về tiếp cận thông tin và quyền tiếp cận thông tin trên thế giới và Việt Nam
  • Điểm luận các nghiên cứu về vai trò của truyền thông đại chúng trong tiếp cận thông tin

Hướng nghiên cứu tìm hiểu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân

  • Tiếp cận dịch vụ Giáo dục
  • Tiếp cận dịch vụ y tế
  • Tiếp cận dịch vụ nhà ở
  • Tiếp cận dịch vụ nước sạch

Những khoảng trống cần tập trung nghiên cứu và hướng giải quyết trong quá trình triển khai luận án

2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn 

Cơ sở lí luận

  • Thao tác hóa các khái niệm
  • Các lí thuyết vận dụng trong nghiên cứu
  • Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp  luật của Nhà nước ta với tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản

Cơ sở thực tiễn

  • Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
  • Đặc điểm mẫu nghiên cứu

2.3 Thực trạng

Nội dung, tần suất tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản

Kênh tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản

Mục đích, địa điểm tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản

Hiệu quả tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố nhân khẩu học

  • Yếu tố giới tính
  • Yếu tố độ tuổi
  • Yếu tố địa bàn cư trú
  • Yếu tố học vấn 
  • Yếu tố mức sống hộ gia đình

Yếu tố về mức độ sử dụng các phương tiện thông tin

3. Kết luận 

Nghiên cứu về nội dung và tần suất tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản, nhận thấy rằng, nhiều người dân đã được tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản, điều này cho thấy người dân đã nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của thông tin đối với cuộc sống. Bên cạnh việc có tiếp cận với thông tin thì họ lựa chọn nội dung, tần suất tiếp cận không giống nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dịch vụ y tế là dịch vụ được người dân tiếp cận thông tin nhiều nhất so với 3 dịch vụ còn lại. Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu cũng như lợi ích liên quan đến chính bản thân họ. tiếp thì người dân cũng tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản qua kênh thông tin gián tiếp đó là tiếp cận thông tin qua Internet và mạng xã hội. Với thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và hầu hết người dân nơi đây đều sử dụng thiết bị kết nối Internet như điện thoại minh. Vì vậy, người dân được tiếp cận thông tin một cách rất dễ dàng. Xu hướng trong tương lai người dân sẽ tiếp cận thông tin thông qua phương tiện kỹ thuật hiện đại này.

4. Tài liệu tham khảo

Actionaid (2010), Báo cáo nghiên cứu: “Tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam.” Actionaid.    
 
Công ước Aarhus (2011): “Công ước về tiếp cận thông tin, tham gia của công chúng và tiếp cận công lý đối với các vấn đề về môi trường”, Tạp chí Môi trường, (8).   
 
Dương Thị Bình (2009), “Thực trạng quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên c ứu lập pháp , (17), tháng 9/2009.   
 
Bộ tư pháp (2015),  “Kinh nghi m quốc tế về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin”, Nxb Bộ tư pháp, Hà Nội.   
 
Bộ tư pháp và Đại sứ quán Anh (2009), “Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin tại Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo quốc tế, Bộ tư pháp.....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án Tiến sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM