Luận văn ThS: Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học kiến thức Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11

Luận văn Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học kiến thức Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11 nghiên cứu mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của các bài học trong chương Khúc xạ ánh sáng để xây dựng tài liệu hướng dẫn học tập; nghiên cứu về các kĩ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật động não, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; đề xuất tiến trình bài học được thiết kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các kĩ thuật dạy học tích cực; thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Việt Bắc − Thành phố Lạng Sơn để xem xét hiệu quả của việc áp dụng kế hoạch bài học đã thiết kế.

Luận văn ThS: Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học kiến thức Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và tổ chức các nhóm hoạt động dạy học kiến thức vật lý cho học sinh trường THPT qua các bài học ở chương Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11 góp phần phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Các kỹ thuật dạy học tích cực và quá trình dạy học ở trường phổ thông.
  • Phạm vi nghiên cứu: Các kỹ thuật dạy học tích cực ở trường THPT Việt Bắc – Thành phố Lạng Sơn và việc áp dụng vào dạy học hệ thống kiến thức chương Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

  • Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về vật lý học, lý luận dạy học Vật lí ở trường THPT, các kĩ thuật dạy học tích cực,... có liên quan đến đề tài để làm cơ sở định hướng cho việc thực hiện mục đích nghiên cứu.
  • Điều tra khảo sát thực tế: Điều tra thực trạng dạy − học theo các kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT Việt Bắc − Thành phố Lạng Sơn nhằm giúp cho việc thu thập thông tin, phân tích tổng hợp để nhận xét đánh giá.
  • Thực nghiệm sư phạm: Thực hiện trên lớp thực nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của đề tài từ đó rút ra kết luận của đề tài.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

  • Quan điểm chung về phương pháp dạy học.
  • Năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên của học sinh.
  • Một số kỹ thuật dạy học tích cực.
  • Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực.
  • Tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy kiến thức chương Khúc xạ ánh sáng ở trường THPT.

2.2 Thiết kế kế hoạch bài học

  • Nội dung kiến thức chương Khúc xạ ánh sáng.
  • Cấu trúc nội dung chương Khúc xạ ánh sáng.
  • Thiết kế kê hoạch bài học chương Khúc xạ ánh sáng.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

  • Mục đích thực nghiệm sư phạm.
  • Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.
  • Đối tượng và thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm.
  • Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm.
  • Phương pháp đánh giá thực nghiệm sư phạm.
  • Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
  • Đánh giá chung về việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học kiến thức chương Khúc xạ ánh sáng để tổ chức dạy học về đề tài này

3. Kết luận

Luận văn giúp bổ sung và làm rõ cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh. Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn về các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh, chúng tôi đã xây dựng các nhóm hoạt động học tập, thiết kế kế hoạch bài học hướng hoạt động học tập của học sinh theo con đường nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học với 2 bài học và các tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh THPT. Quá trình thực nghiệm sư phạm chứng tỏ tính khả thi của kế hoạch bài học đã được thiết kế, học sinh đã biết huy động kiến thức, có sự hợp tác nhóm để phân tích và hiểu đúng vấn đề kiến thức khoa học cần nghiên cứu. Qua đó học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi tự bản thân tìm tòi và khám phá kiến thức mới cần tìm hiểu đối với bản thân. Đề tài đã hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích đề ra.

4. Tài liệu tham khảo

  • Bộ GD&ĐT (12/2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 
  • Bộ GD&ĐT (2010)-Dự án Việt-Bỉ, Dạy và h ọc tích cực, một số kĩ thuật và phương pháp d ạy h ọc tích cực, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 
  • Phạm Thị Mỹ Hạnh (2014), “Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lý 11”, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hồ Chí Minh. 
  • Nguyễn Vinh Hiển, số 410 (kì 2-7/2017), Tạp chí Giáo dục. 
  • Nguyễn Vinh Hiển (7/2018), Sách giáo khoa hướng tới phương pháp dạy học phát tri ển năng lực, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
  • Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013), Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 

5. Phụ lục

  • Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn giáo viên.
  • Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn học sinh.
  • Phụ lục 3: Bảng kết quả điều tra đối với giao viên.
  • Phụ lục 4: Bảng kết quả điều tra đối với học sinh.
  • Phụ lục 5: Phiếu học tập bài học khúc xạ ánh sáng.
  • Phụ lục 6: Phiếu học tập bài học phản xạ toàn phần.
  • Phụ lục 7: Một số hình ảnh thựuc nghiệm sư phạm.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM