Luận văn ThS: Du ký về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Luận văn Du ký về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX lựa chọn và xác lập cách hiểu về thể tài du ký; xác định những cơ sở của sự hình thành và phát triển của thể tài du ký ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, từ đó phác thảo lại dòng chảy du ký từ văn học trung đại, qua văn học hiện đại thế kỷ XX đến thế kỷ XXI; nghiên cứu đặc điểm cơ bản của các tác phẩm viết về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để thấy được những đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học và làm phong phú diện mạo văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 

Luận văn ThS: Du ký về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, làm rõ một số đặc điểm nổi bật của đời sống tự nhiên, văn hóa, xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu TK XX. Làm rõ những đặc điểm riêng của du ký vùng Đông Bắc với các vùng khác; bao gồm những đặc điểm chung và riêng về nội dung phản ánh và nghệ thuật sáng tác. Là một nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến thể tài du ký cũng như muốn tìm hiểu về đời sống tự nhiên, văn hóa, xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX dưới góc nhìn của một thể loại văn học. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về vùng Đông Bắc Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX được đăng trên các báo và tạp chí như: Nam phong tạp chí , Ngày nay, Tiểu thuyết thứ bảy, Khoa học, Tri Tân, v.v…

Phạm vi nghiên cứu: các khái niệm của các tác giả liên quan đến đề tài, nội dung và các biện pháp nghệ thuật được tác giả du ký viết về vùng Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX sử dụng.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sưu tầm, thống kê: Thu thập, sưu tầm các tài liệu, sách, báo, công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thống kê và lấy số liệu đối với một số nội dung phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 

Phương pháp phân tích  - tổng hợp : Phân tích những khái niệm, những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của các sáng tác. Phân tích các hiện tượng xã hội, hiện tượng văn học có liên quan. Trên cơ sở đó khái quát, tổng hợp rút ra những kết luận, đánh giá khoa học.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh đối chiếu giữa các sáng tác văn học thuộc nhiều vùng miền; giữa các tác giả, tác phẩm và thể loại văn học khác nhau; giữa các giai đoạn văn học khác nhau… để có những kết luận cần thiết phục vụ nghiên cứu.

Phương pháp liên ngành: Sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác như văn hóa học, xã hội học, triết học, tâm lý học, sử học, địa lý…để vận dụng vào lí giải làm rõ các vấn đề văn học phản ánh trong du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

2. Nội dung

2.1 Thể tài du kí - quá trình hình thành

Thể tài du ký và vấn đề du ký vùng Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX

  • Khái niệm về du ký
  • Vài nét về du ký vùng Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Cơ sở hình thành, phát triển thể tài du ký vùng Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX

  • Ý thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu thưởng thức của độc giả
  • Điều kiện giao thông và du lịch
  • Sự phát triển văn học chữ Quốc ngữ và báo chí, xuất bản
  • Giao lưu văn hóa Đông - Tây

Đội ngũ tác giả và các tác phẩm du ký về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

2.2 Đặc điểm nội dung của du kí

Cảnh sắc thiên nhiên trong du ký Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Những dấu ấn lịch sử, văn hóa 

  • Những dấu ấn lịch sử
  • Những dấu ấn văn hóa trong du ký vùng Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX

Hiện thực đời sống vùng Đông Bắc trong du ký nửa đầu thế kỷ XX.

  • Kinh tế Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX
  • Chân dung con người Đông Bắc trong du ký nửa đầu thế kỷ XX

Lòng yêu nước, ý thức chủ quyền và tinh thần phản biện xã hội

2.3 Đặc điểm nghệ thuật của du kí

Điểm nhìn trần thuật

  • Khái niệm
  • Một số điểm nhìn trần thuật

Thời gian và không gian nghệ thuật trong du ký

  • Khái niệm
  • Không gian nghệ thuật
  • Thời gian nghệ thuật

Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật

  • Hệ thống từ Hán Việt
  • Hệ thống từ ngữ ngoại lai
  • Yếu tố ngôn ngữ thơ trữ tình 

3. Kết luận

Thiên nhiên Đông Bắc với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và nên thơ đã đi vào lòng độc giả thông qua các tác phẩm du ký. Vùng Đông Bắc với 09 tỉnh thành, mỗi tỉnh chứa đựng những nét đặc sắc và riêng biệt. Theo chân các nhà du ký, độc giả có cơ hội khám phá và hiểu biết nhiều hơn về đất nước. Đông Bắc Việt Nam chứa đựng những trang sử hào hùng của dân tộc. Công cuộc đấu tranh dựng và giữ nước của cha ông được các tác giả du ký kể lại khi qua những địa danh, di tích hay đền, chùa,... Đó là những bài học quý báu, đồng thời thể hiện niềm tự hào của tác giả với lịch sử hào hùng của nước nhà. Ngoài ra, văn hóa cũng được các tác giả du ký tập trung khai thác. Đó là những phong tục, tập quán, lối sống của con người được tác giả thâm nhập và khắc họa một cách chân thực. Du  ký  vùng Đông  Bắc  Việt  Nam  nửa  đầu  thế  kỷ  XX  thực  sự  đã  trở thành những tác phẩm  mang giá trị trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: Lịch sử, văn học, chính trị,.. Với những ý nghĩa đó, du ký Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX cần được chú trọng và khai thác sâu hơn nữa về cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Để du ký có điều kiện được phát triển hơn nữa, cần khuyến khích sáng tác và đưa các tác phẩm du ký đến gần hơn với độc giả. Tiến hành các công trình khảo sát, nghiên cứu du ký như một đối tượng của văn học và có thể đưa du ký vào là nguồn tư liệu cho học tập, nghiên cứu văn học và nhiều lĩnh vực khác nữa. Du ký Đông Bắc nửa đầu thế kỷ XX góp phần làm phong phú hơn cho kho tàng văn học Việt Nam và là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà văn trẻ tiếp tục sáng tác với thể tài du ký.

4. Tài liệu tham khảo

Lại  Nguyên  Ân  (2004),  150  thuật  ngữ  Văn  học, Tái  bản Nxb  Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 

Lại  Nguyên  Ân,  Nguyễn  Hữu  Sơn  (sưu  tầm)  (2002),  Tạp  chí  Tri  Tân (1941 - 1945) - Truyện và ký, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 

BA B.J (1936), “Một cuộc hành du”,Tạp chí Khoa học,  (Hà Nội), từ số 125, ra ngày 11-6, tr.335. 

Nguyễn Văn Bân  (1921), “Bài  ký  phong  thổ  tỉnh  Tuyên  Quang”, Nam phong tạp chí , số 44, tháng 1. 

Kho Bé (1935), “Thăm chùa Hồ”, Ngày nay, số 15, ra ngày 3/4. 

Đông Châu (1924), “Chơi Vịnh Hạ Long”, Nam phong tạp chí , số 82, ra tháng 1....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM