Luận văn ThS: Đề tài đô thị trong truyện ngắn nữ đương đại

Luận văn Đề tài đô thị trong truyện ngắn nữ đương đạI khẳng định những đóng góp của hai nhà văn nữ trong mảng đề tài này. Đồng thời, thông qua những phân tích so sánh, luận văn bàn tới những vấn đề cơ bản trong mảng sáng  tác về đề tài đô thị trong truyện ngắn nói riêng, văn xuôi nói chung hiện nay. 

Luận văn ThS: Đề tài đô thị trong truyện ngắn nữ đương đại

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nhằm khám phá các phương diện nội dung cũng như một số phương thức nghệ thuật thể hiện về đời sống đô thị trong truyện ngắn của hai nhà văn nói riêng và truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại nói chung. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: đề tài đô thị trong truyện ngắn nữ đương đại (khảo sát qua truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ và Di Li).

Phạm vi nghiên cứu: những truyện ngắn viết về đề tài đô thị của Nguyễn Thị Thu Huệ và Di Li, cụ thể là: 

  • Nguyễn Thị Thu Huệ: Gồm các truyện viết về đô thị in trong tập truyện Thành phố đi vắng (NXB Trẻ –  2012) và Của để dành (NXB Trẻ – 2018). 
  • Di Li: Gồm các tập truyện ngắn Chiếc gương đồng (NXB Phụ nữ - 2010), Tháp Babel trên đỉnh thác ánh trăng (NXB Văn học – 2010), Tầng thứ nhất (NXB Văn học – 2010) và Đôi  hi tình yêu vẫn hay đi lạc đường (NXB Phụ nữ - 2017).

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Hướng tiếp cận của chúng tôi là tiếp cận từ góc nhìn thể loại kết hợp với góc nhìn văn hoá và góc nhìn giới tính. Góc nhìn thể loại giúp chúng tôi xuất phát từ những đặc trưng của thể loại truyện ngắn để phân tích  đề tài đô thị. Góc nhìn văn hoá giúp chúng tôi phân tích được những vấn đề văn hoá – xã hội, sự thay đổi của các hệ giá trị sống của các nhân vật đô thị gắn với môi trường văn hoá cụ thể của từng tác phẩm, từng nhà văn. Góc nhìn giới tính là hướng tiếp cận để thấy được những nét riêng mang bản sắc giới tính trong tư duy nghệ thuật và phương thức thể hiện của các nhà văn nữ về đề tài đô thị.

Hướng tiếp cận mang tính liên ngành trên sẽ được chúng tôi cụ thể hoá qua các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: thi pháp học, tự  sự học và phê bình sinh thái  để phân tích các tác phẩm cụ thể, nhằm không chỉ chỉ ra những vấn đề văn hoá, xã hội mà còn thấy được đặc điểm nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của các tác phẩm khi thể hiện đề tài đô thị.

Các thao tác cụ thể: liệt kê, phân tích, so sánh sẽ được chúng tôi vận dụng kết hợp để khảo sát đối tượng và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.

2. Nội dung

2.1 Khái quát về đề tài đô thị

Khái quát về đề tài đô thị trong văn học Việt Nam đương đại

Khái quát về truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ và Di Li

  • Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ
  • Truyện ngắn trong sự nghiệp văn học của Di Li

2.2 Con người và đời sống đô thị

Đặc điểm tính cách của con người đô thị

  • Cá nhân như là trung tâm của thế giới
  • Vẻ đẹp của con người đô thị
  • Sự tha hoá của con người đô thị

Những bi kịch và khát vọng đô thị

  • Sự lạc mất và tìm lại bản sắc
  • Cô đơn và khát vọng đồng cảm

Những vấn đề sinh thái và văn hoá đô thị

  • Những vấn đề sinh thái đô thị
  • Lối sống đô thị và sự ảnh hưởng tới văn hoá truyền thống

2.3 Một số phương thức thể hiện

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

  • Tình huống tiêu biểu cho đời sống đô thị
  • Tình huống mang bản sắc phái tính

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

  • Xây dựng chân dung, ngoại hình nhân vật đô thị
  • Khắc hoạ tâm lý nhân vật đô thị

Ngôn ngữ

  • Ngôn ngữ trần thuật 
  • Ngôn ngữ nhân vật

3. Kết luận

Có mặt trong diễn đàn văn học Việt Nam cuối những năm của thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Thị Thu Huệ và Di Li đã đem đến cho truyện ngắn những nét mới độc đáo, trẻ trung mang đậm dấu ấn bản sắc giới về sự biến đổi của đô thị Việt Nam trong thời kì đất nước mở cửa, hội nhập. Các truyện ngắn in trong các tập truyện:  Thành phố đi vắng, Của để dành của Nguyễn Thị Thu Huệ;  Chiếc gương đồng,  Thác Babel trên đỉnh thác ánh trăng,  Tầng thứ nhất, Đôi khi tình yêu vẫn hay đi lạc đường của Di Li là những sáng tác tiêu biểu viết về con người và đời sống đô thị với những nét độc đáo của từng nhà văn. Qua những tập truyện ngắn này cùng với các tác phẩm khác, Nguyễn Thị Thu Huệ và Di Li đã khẳng định được vị trí, tên tuổi của mình trên diễn đàn văn học Việt Nam và trong lòng đông đảo công chúng bạn đọc. Cùng với quá trình sáng tạo nghệ thuật nhằm mô tả cuộc sống đô thị thời kỳ đổi mới, Nguyễn Thị Thu Huệ và Di Li đã thể hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật ở một số phương thức cơ bản như:  xây  dựng  tình  huống truyện tiêu biểu của đời sống đô thị và mang bản sắc giới một cách cụ thể, sinh động, giúp cho việc phản ánh con người, đời sống đô thị một cách khách quan, chân thực nhất.

4. Tài liệu tham khảo

Bùi Phương Anh (2009), Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời  Kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKHXH&NV 

Vũ Tuấn Anh  (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí Văn học (số 4), tr.14-19 

Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp chí Văn học (số 9), tr.28-31 

Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học (số 9), tr.66-73 

Lê  Huy  Bắc  (2004), Truyện ngắn: nguồn gốc và thể loại, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 5), tr.84-95....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM