Luận văn ThS: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cơ học gắn với sản xuất kinh doanh

Luận văn Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cơ học gắn với sản xuất kinh doanh nghiên cứu cơ sở lý luận và khoa học của giáo dục STEM nói chung và dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong môn Vật lí nói riêng; cấu trúc và phương pháp dạy học theo định hướng STEM, xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề giáo dục STEM cho học sinh ở trường THPT.

Luận văn ThS: Tổ chức dạy học STEM chủ đề Cơ học gắn với sản xuất kinh doanh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực Vật lí của học sinh THPT theo STEM tại trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai - Hà Nội.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn, Chương  trình cơ bản theo STEM của học sinh THPT tại trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai - Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức dạy học theo định hướng STEM chủ đề Cơ học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn của học sinh lớp  10 trường Nguyễn Du -Thanh Oai - Hà Nội. 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương  pháp  nghiên  cứu  lý  luận :  Nghiên  cứu  lý  luận  về  giáo  dục STEM.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra, quan sát, chuyên gia...): Nghiên cứu thực tiễn việc dạy và học Vật lí tại trường Nguyễn Du  - Thanh Oai - Hà Nội. Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia giáo dục về xây dựng và sử dụng  giáo  dục  STEM  cho  việc  dạy  học  Vật  lí  tại  trường  Nguyễn  Du  - Thanh Oai - Hà Nội. 

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực hiện dạy 02 giáo án trong cùng một lớp, đánh giá sự hình thành năng lực của học sinh qua các tiết dạy. 

Phương pháp thống kê toán học: nhằm phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực của học sinh  theo STEM.

Phát triển năng lực của học sinh theo STEM.

Một số phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học chủ đề tích hợp phát triển năng lực Vật lí của học sinh.

Kiểm tra, đánh giá năng lực của  học sinh.

Thực trạng dạy học phát triển năng lực Vật lí cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng STEM.

2.2 Xây dựng chủ đề Cơ học và tổ chức dạy học theo STEM

Phân tích nội dung, mục tiêu dạy học môn Vật lí ở trung học phổ thông.

Xây dựng nội dung các chủ đề dạy học Vật lí theo giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực Vật lí của học sinh.

Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề cơ học.

Kiểm tra đánh giá trong dạy học theo chủ đề.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích, đối tượng, nội dung thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm.

Hiệu quả của việc sử dụng giáo dục STEM để phát triển năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn.

3. Kết luận

Luận văn đã xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học môn Vật lí theo định hướng giáo dục STEM cụ thể: Xác định cơ sở khoa học của dạy học môn Vật lí theo định hướng giáo dục STEM; từ khái niệm STEM xác định rõ mục tiêu và bản chất của giáo dục STEM theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp; làm rõ mối quan hệ giữa Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng dạy học môn Vật lí ở trường THPT. Đưa ra chương trình tổng quát dạy học môn Vật lí theo định hướng giáo dục STEM, đề xuất mô hình xây dựng dự án giáo dục STEM. Từ đó thiết kế và thực nghiệm chủ đề dạy học nội dung trong môn Vật lí cho học sinh THPT. Các chủ đề giáo dục STEM được phong phú và liên kết chặt chẽ giữa các cấp học. Xây dựng chủ đề STEM chính khóa và ngoại khóa phù hợp với nhu cầu học sinh. 

4. Tài liệu tham khảo

Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THPT, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 

Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí Ban hành kèm theo  thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 

Đỗ Mạnh Cường (2011), Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong đào tạo nghề, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp. 

Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, NXB trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Trấn Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án Đào tạo giáo viên Trung học phổ thông. 

Benrd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy h ọc, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Nguyễn Thanh Nga (2018), Thiết kế vào tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học phổ thông và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 

Đỗ Hương Trà (2012)  Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP HN.

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát giáo viên và học sinh.

Phụ lục 2: Dự án "Nón lá làng chuông".

Phụ lục 3: Dự án "Lồng chim canh hoạch"

Phụ lục 4: Dự án "Sản xuất gỗ công nghiệp"

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ  trên ---

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM