Luận văn ThS: Vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lí lớp 10 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Luận văn Vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lí lớp 10 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh góp phần làm sáng tỏ hệ thống lí luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, đề xuất biện pháp vận dụng phương pháp thực nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Các giáo án thiết kế trong dạy học chương  Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lí 10 cơ bản THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên.

Luận văn ThS: Vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lí lớp 10 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thực nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lí 10 THPT.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quan  điểm dạy học giửi quyết vấn đề trong dạy học Vật lí, Chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lí 10 cơ bản. 

Phạm vi nghiên cứu: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT qua việc vận dụng phương pháp thực nghiệm.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết 

Nghiên cứu thực tiễn giáo dục: Điều tra, thăm dò ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường THPT về vấn đề vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, Phương pháp điều tra quan sát: tiến hành dự giờ, trao đổi, tham khảo ý kiến một số đồng nghiệp dạy giỏi Vật lí, có kinh nghiệm, tìm hiểu thực tiễn giảng dạy chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn theo hướng của đề tài. 

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm giảng dạy một số giáo án soạn theo hướng của đề tài nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT.

Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu Vật lí.

Thực trạng của việc vân dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.

2.2 Vận dụng phương pháp thực nghiệm

Vị trí chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn.

Soạn thảo tiến trình dạy học chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Vân dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Cân bằng và chuyển động của vật ̣rắn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm.

Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.

Đối tượng thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Thời điểm làm thực tập sư phạm.

Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả.

3. Kết luận

Luận văn nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế các tiến trình dạy học Vật lí theo hướng phát  triển năng lực  giải quyết vấn đề cho học sinh, phương pháp để soạn thảo tiến trình dạy học một đơn vị kiến thức Vật lí cụ thể; soạn thảo được 3 tiến trình dạy học ở chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn của chương trình lớp 10 ban cơ bản; thực nghiệm sư phạm 3 tiến trình đã soạn thảo trên các lớp thực nghiệm. Kết quả của thực nghiệm cho thấy các tiến trình được xây dựng đều có tính khả thi. Bởi xuất phát từ quá trình tự lực hành động xây dựng kiến thức dưới sự định hướng của giáo viên, độc lập suy nghĩ giải quyết vấn đề, trao đổi thảo luận giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên giúp cho học sinh các lớp thực nghiệm có những biểu hiện của sự nắm vững kiến thức, biết cách tự đi tìm kiến thức và có được những ý tưởng sáng tạo. Chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm có dấu hiệu được nâng lên, các học sinh này có được phương pháp học tập tốt hơn, phát triển được năng lực tự học và năng lực sáng tạo từ đó phát triến năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

4. Tài liệu tham khảo

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 (1997),  Văn kiện hội nghị lần thứ 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 

Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa và Sách giáo viên Vật lý 10, Nxb Giáo dục, Hà nội. 

Tô Văn Bình (2010), Giáo trình phát triển tư duy và năng lực sáng tạo trong dạy học Vật lý, Tài liệu dùng cho học viên cao học Lý luận vật lý sư phạm Thái Nguyên. 

Tô Văn Bình (2010), Phương tiện dạy học và thí nghiệm Vật lý trong trường phổ thông. 

Bộ giáo dục  và đào tạo (2006),  Tài liệu  bồi  dưỡng giáo viên  thực  hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật lý, Nxb Giáo dục. 

Trần Hữu Cát (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Vật lý, Tài liệu cho học viên sau đại học nghành Vật lý. 

Đảng cộng sản Việt Nam, một số,  Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu xin ý kiến giáo viên về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT.

Phụ lục 2: Phiếu xin ý kiến học sinh THPT về thực trạng kiểm tra đánh giá môn Vật lí.

Phụ lục 3: Phiếu điều tra giáo viên sau khi thực nghiệm sư phạm.

Phụ lục 4: Phiếu trao đổi ý kiến với giáo viên Vật lí.

Phụ lục 5: Minh chứng thực nghiệm sư phạm.

Phụ lục 6: Giáo án: Kiểm tra định kỳ.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM