Luận văn ThS: Quản lý hoạt động học có chủ đích ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên

Luận văn Quản lý hoạt động học có chủ đích ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học có chủ đích cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non; khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất, khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động học có chủ đích cho trẻ 3 - 6 tuổi ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. 

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động học có chủ đích ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

 Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động học có chủ đích cho trẻ 3 - 6 tuổi ở một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động học có chủ đích cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động học có chủ đích theo Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và công tác quản lý hoạt động học có chủ đích cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá tài liệu; Phương pháp lịch sử.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan sát, phương  pháp trò chuyện,  phương pháp chuyên  gia, phương pháp khảo nghiệm.

Các phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học, phương pháp kiểm định giả thuyết. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Những khái niệm công cụ.

Một số vấn đề lý luận về hoạt động học có chủ đích cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non.

Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động học có chủ đích cho trẻ ở trường mầm non.

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát về khảo sát thực trạng.

Thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động học có chủ đích của trẻ ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

Thực trạng tổ chức hoạt động học có chủ đích cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

Thực trạng quản lý hoạt động học có chủ đích của trẻ ở các trƣờng mầm non Thành phố Thái Nguyên.

Đánh giá chung về khảo sát thực trạng.

2.3 Biện pháp quản lý

Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp.

Các biện pháp quản lý hoạt động học có chủ đích cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

Khảo nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động có chủ đích cho trẻ các trƣờng mầm non công lập và mầm non tư thục. Trong đó, luận văn đã xác định các khái niệm công cụ quản lý hoạt động học có chủ đích ở các trường Mầm Non. Luận văn cũng đã xác định được các nội dung quản lý hoạt động học có chủ đích ở các trường mầm non như: Quản lý việc thực hiện các chủ đề và các dạng bài học theo các lĩnh vực giáo dục phát triển; Thực hiện 8 nội dung quản lý, linh hoạt các nhóm phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động học có chủ đích thực hiện nội dung chương trình hoạt động học có chủ đích cho  trẻ 3-6  tuổi ở các trường mầm non Thành  phố Thái  Nguyên; Chỉ đạo huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động học có chủ đích tại các trƣờng mầm non; Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá hoạt động học có chủ đích tại các trường mầm non. Luận văn cũng đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động học có chủ đích tại các trƣờng mầm non Thành phố Thái Nguyên: Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lí giáo dục; Năng lực quản lý của hiệu trưởng; Năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên; Sự tự giác, tích cực của học sinh; Nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục của nhà trường.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến năm 2020 (lưu hành nội bộ), Hà Nội.  

Phạm Thị Châu (1995), Đề tài cấp Bộ: Những biện  pháp  chỉ  đạo  nâng  cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường mầm non, trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ - Mẫu giáo TW1. 

Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề giáo dục mầm non, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội  

Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.  

Ngô Thượng Chính (2004), Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục mầm non và phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.  

Vũ Thị Minh Hà (2004), Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên mầm non Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội....

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên).

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM