Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương xác định cơ sở lý luận nghiên cứu  vấn đề quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương; làm rõ thực trạng, đề xuất làm rõ tính cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh tại các trường THPT này.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, phân tích và tổng hợp tài liệu; đọc và nghiên cứu các văn bản về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn  bản của ngành giáo dục nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, lịch sử nghiên cứu của đề tài.

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: 
    sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng có liên quan để thu thập  thông tin tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
  • Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Xem và phân  tích các kế hoạch của Ban giám hiệu, giáo án của giáo viên chủ nhiệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm thu thập thông tin về công tác chỉ  đạo và  nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
  • Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp và trò chuyện với cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn, học sinh và cha mẹ học sinh của các trường THPT huyện Thanh Miện nhằm thu thập thông tin về chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 

Phương pháp thống kê toán học: Sau khi thu thập  các phiếu thăm dò ý  kiến, dựa vào kết quả điều tra, tác giả sử dụng công cụ tính toán trên Exel để xử lý số liệu, tính điểm và tỷ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu hỏi nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản  lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan những nghiên cứu của vấn đề.

Các khái niệm cơ bản.

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh học sinh trường THPT.

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh học sinh trường trung học phổ thông.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trung học phổ thông.

2.2 Thực trạng quản lý

Phương pháp nghiên cứu.

Thực trạng đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và yếu tố liên quan đến các trường trung học phổ thông huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

Thực trạng về nội dung, hình thức và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh các trường trung học phổ thông huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

2.3 Biện pháp quản lý

Cơ sở đề xuất biện pháp.

Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp pháp quản lý.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.

Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Khảo nghiệm về tinh cần thiết và tính khả thi.

3. Kết luận

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định  hướng phát huy tính tích cực là một bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Giúp các em học sinh tạo lập năng lực, hình thành nhiều kỹ năng thích ứng, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống đa dạng và luôn biến đổi muôn mầu, đào tạo nên những con người đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp, mở rộng kiến thức phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho các em được tiếp cận, vừa trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, tự các em có một cách nhìn mới từ đó có chí hướng phấn đấu và tự hoàn thiện bản thân để hòa nhập với mọi biến đổi trong cuộc sống cộng đồng.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện Thanh Miện cho thấy các trường đã có những cố gắng nhưng vẫn còn những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp bậc học (Ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Hà nội. 

Lê Văn Cầu, Bùi Ngọc Diệp, Trần Quy Nhơn, Nguyễn Dục Quang (2007), Hoạt động GDNGLL, Sách giáo viên lớp 12, Nhà xuất bản giáo dục. 

Chủ Tịch Hồ Chí Minh –Thư gửi cho học sinh tháng 9/1945. 

Chủ Tịch Hồ Chí Minh –Thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc 25/8/191950. 

Phạm Khắc Chương (1997),  Cômenxki ông tổ của nền sư phạm cận đại, Nhà xuất bản giáo dục. 

Vũ  Dũng,  Giáo  trình  tâm  lý  học   quản  lý,  (tài  liệu   giảng   dạy   cao   học  khoá  k22 2014-2016),  Nhà xuất bản Đại học sư phạm...

5. Phụ lục

Phụ lục A: Phiếu khảo sát về thực trạng nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò tầm quan trọng và thực trạng của các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Phụ lục B: Phiếu khảo sát về thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên về vị trí, vai trò tầm quan trọng và thực trạng của các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Phụ lục C: Phiếu khảo sát về thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh về vị trí, vai trò tầm quan trọng và thực trạng của các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Phụ lục D: Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Phụ lục E: Phiếu khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM