Luận văn ThS: Dạy học theo chủ đề một số kiến thức chương Sóng ánh sáng Vật lí 12 theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh

Luận văn Dạy học theo chủ đề một số kiến thức chương Sóng ánh sáng Vật lí 12 theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh làm rõ hơn lí luận về dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh trong dạy học theo chủ đề, tiến trình dạy học theo chủ  đề  phần  Sóng ánh sáng đã  xây dựng theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT. 

Luận văn ThS: Dạy học theo chủ đề một số kiến thức chương Sóng ánh sáng Vật lí 12 theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề một số kiến thức phần Sóng ánh sáng Vật lí 12 theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh.

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy và học theo chủ đề một số kiến thức phần Sóng ánh sáng Vật lí 12. 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí luận về dạy học tích hợp và dạy học theo chủ đề; lí luận về dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học cho học sinh.

Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng và khảo sát ý kiến của giáo viên về khả năng vận dụng dạy học theo chủ đề môn Vật lý và phần “Sóng ánh sáng” theo hướng phát huy được năng lực tự học cho học sinh.

Thực nghiệm Sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 3 trường THPT Lương Phú - Thái Nguyên; THPT Phú Bình - Thái Nguyên; THPT Điềm Thụy - Thái Nguyên.

Thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Mục tiêu giáo dục môn Vật lí ở trường phổ thông.

Tổng quan về dạy học theo chủ đề.

Năng lực tự học của học sinh.

Thực trạng dạy học vật lí chương Sóng ánh sáng ở trường THPT hiện nay.

2.2 Xây dựng tiến trình dạy học

Vị trí, cấu trúc, vai trò kiến thức và các mục tiêu dạy học chương Sóng ánh sáng trong chương trình vật lí THPT.

Lựa chọn và xây dựng chủ đề.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.

Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm..

Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

Các giai đoạn thực nghiệm sư phạm.

Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Thực nghiệm sư phạm đã khẳng định, 2 giáo án thực nghiệm là khả thi, tiến trình dạy học đã nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh có điều kiện được thảo luận, trao đổi, được trình bày sự hiểu biết của mình thông qua câu chữ diễn đạt lại các thông tin do chính mình thu thập, tìm hiểu, sắp xếp; học sinh cũng tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. Trong các lớp học, bước đầu học sinh không thụ động mà tích cực, tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy và phát triển năng lực sáng tạo của mình. Nhận thấy sự hiệu quả của mô hình dạy học trên, chúng tôi tiếp tục áp dụng phương pháp  giảng dạy theo hướng phát huy tính tự học của học sinh như đã thực hiện trong đề tài vào trong các chương khác của chương trình Vật lí 12 cũng như lớp 10,11 để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở các trường THPT.

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực tự lực cho học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 

Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2014), Sách giáo khoa Vật Lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục. 

Lương  Duyên  Bình,  Vũ  Quang,  Nguyễn  Thượng  Chung ,  Tô   Giang,  Trần  Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2014), Sách giáo viên Vật Lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục. 

Bộ  Giáo  dục  -  Đào  tạo  (2014),  Tài  liệu  tập  huấn  cán  bộ  quản  lí  và  giáo  viên THPT về xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 

Phan Văn Dũng (2016), Dạy học một số chủ  đề phần quang hình học (Vật lý 11) thao hướng phát huy năng lực phát hiện giải quyết vấn đề của học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên. 

Lê Đình (2004),  Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu  cho  sinh  viên  sư  phạm  ngành  Vật  lý,  Đề  tài  khoa  học  công  nghệ  cấp  Bộ, Trường Đại học Sư phạm Huế.

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn giáo viên Vật lí.

Phụ lục 2: Phiếu trao đổi ý kiến với giáo viên.

Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn học sinh.

Phụ lục 4: Bài kiểm tra số 1.

Phụ lục 5: Bài kiểm tra số 2.

Phụ lục 6: Một số hình ảnh thực nghiệm.

Phụ lục 7: Hình ảnh một số sản phẩm của nhóm học sinh lớp thực hiện.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM