Luận văn ThS: Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên sau 1975

Luận văn Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên sau 1975 làm rõ một số khái niệm có liên quan đến đề tài; khảo sát và hệ thống hóa các bài thơ biểu hiện tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn sau 1975; phân tích và đánh giá về các phương diện biểu hiện tính triết lý, nghệ thuật biểu hiện tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên sau 1975. Qua đó, khẳng định được tầm vóc, tài năng của Chế Lan Viên và những đóng góp của nhà thơ đối với tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam.

Luận văn ThS: Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên sau 1975

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu của chúng tôi là đi sâu vào tìm hiểu Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn sáng tác sau 1975 đặc biệt trong 3 tập Di cảo thơ. Đây chính là một nét độc đáo trong phong cách sáng tác Chế Lan Viên . 

Các tập thơ giai đoạn này như bản tổng kết của Chế Lan Viên về cuộc đời, về nghệ thuật của chính mình. Đề tài góp phần phác họa rõ thêm về chân dung một tác giả văn học có tài năng, nhân cách. Qua đó tìm ra những đóng góp riêng của Chế Lan Viên đối với nền văn học dân tộc. 

Luận văn góp phần nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và học tập thơ văn Chế Lan Viên trong nhà trường.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những bài thơ mang đậm tính triết lý trong các tập thơ của Chế Lan Viên sau 1975: Hái theo mùa (1977) ; Hoa trên đá (1984),  Ta gửi cho mình (1986), đặc biệt là 3 tập Di cảo thơ  do nhà văn Vũ Thị Thường – người bạn đời của Chế Lan Viên - góp nhặt và tuyển chọn, giới thiệu. 

Phạm vi nghiên cứu: Các tập thơ của Chế Lan viên giai đoạn sau  1975 : Hái theo mùa  (1977); Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986);  ba tập Di cảo thơ  là đối tượng chính để khảo sát, đặc biệt là những bài thơ thể hiện rõ tính triết lý. Các tập thơ trước đó của Chế Lan Viên, tư liệu, công trình nghiên cứu, bài viết, bài báo có liên quan.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê phân loại 

Phương pháp phân tích tổng hợp 

Phương pháp so sánh 

Phương pháp liên ngành, vận dụng hiệu quả các môn khoa học liên ngành (lịch sử học, văn hóa học,…). 

Ngoài các phương pháp trên chúng tôi còn vận dụng tiếp nhận tác phẩm theo hướng thi pháp học nhằm giúp cho vấn đề được nhìn nhận bao quát hơn và chính xác hơn.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan

Đôi nét về tiểu sử, con người 

Hành trình sáng tạo thơ Chế Lan Viên

  • Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
  • Giai đoạn 1945 – 1975
  • Giai đoạn sau 1975

Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên trước 1975

  • Khái niệm triết lý và tính triết lý trong thơ
  • Triết lý trong thơ Chế Lan Viên trước 1975

2.2 Nội dung triết lý

Triết lý nhân sinh

  • Đời người hữu hạn trong cái vô hạn của đất trời
  • Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội
  • Quan niệm về lẽ sống, chết

Triết lý về thơ và nghề thơ

  • Nhà thơ và phẩm chất người nghệ sĩ 
  • Cây bút luôn trăn trở về nghề thơ 
  • Mối quan hệ giữa thơ - cuộc đời - độc giả

Triết lý về chiến tranh, lịch sử dân tộc 

  • Chiến tranh và cái giá mất mát sau chiến tranh
  • Trăn trở với di sản văn hóa, văn học dân tộc

2.3 Nghệ thuật biểu hiện tính triết lý 

Sự đa dạng trong các thể thơ 

  • Thơ tự do, thơ văn xuôi  
  • Thơ tứ tuyệt 

Ngôn ngữ và hình ảnh thơ

  • Ngôn ngữ thơ dần trở nên gần gũi hơn với đời thường
  • Hình ảnh thơ mang tính tượng trưng, biểu tượng

Thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập được sử dụng hiệu quả

Giọng điệu 

  • Sự thay đổi giọng điệu linh hoạt 
  • Giọng điệu suy tư triết lý là đặc trưng làm nên chất thơ Chế Lan Viên

3. Kết luận

Giai đoạn sáng tác sau 1975 của Chế Lan Viên đã góp phần hoàn thiện bức chân dung nhà thơ, một bức chân dung có phần mới mẻ và khác lạ so với những trang thơ ông đã từng  công bố trước đó. Đó là chân dung của một thi sĩ cả một đời say đắm thơ ca :Từ một cái tôi buồn, chán, đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng của con người trong Điêu tàn khi với nhà thơ « Cả Dĩ Vãng là nấm mồ vô tận/Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành », đến  Ánh sáng và phù sa là cả một cuộc hành trình đi từ  « thung lũng đau thương đến cánh đồng vui », rồi đến những trang thơ cuối đời vẫn nặng trĩu những trăn trở, suy tư về những vấn đề gần gũi với mỗi kiếp người trong Hái theo mùa, Hoa trên đá, Ta gửi cho m ình và Di cảo thơ . Ngày nay, mặc dù đời sống văn học diễn ra vô cùng phong phú, đa dạng nhưng hiện tượng Chế Lan Viên vẫn dành được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình, của các cây bút trẻ ; vẫn còn rất nhiều đề tài cần tiếp tục khai thác trong thơ ông; ông vẫn có một vị trí đáng trân trọng trong lòng bạn đọc yêu mến thơ ông.

4. Tài liệu tham khảo

Vũ Tuấn Anh ( Tuyển chọn và giới thiệu)( 2000), Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục. 

Xuân Diệu (1994), Công việc làm thơ, Nxb Văn học. 

Lê Trí Dũng (1999), Chế Lan Viên: Hoa tôi hái trên trời cũng là nước mắt dưới xa kia , Tạp chí Văn học số 7. 

Dương Thị Kim Dư (2010),  Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 

Nguyễn  Đăng  Điệp  (2014),  “Chế  Lan  Viên:  Sóng  chìm  trong  lòng  tháp”,  Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng, Nhà xuất bản Văn học. 

Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nhà xuất bản Văn học....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM