Luận văn ThS: Giải pháp tổ chức lưu trữ lịch sử tỉnh Lai Châu
Luận văn Giải pháp tổ chức lưu trữ lịch sử tỉnh Lai Châu nghiên cứu các văn bản của Nhà nước đã ban hành về quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ; nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của Nhà nước về tổ chức bộ máy lưu trữ địa phương; khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng tổ chức, quản lý tài liệu lưu trữ ở Lai Châu; đề xuất một số giải pháp tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ ở địa phương và điều kiện triển khai thực hiện.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ địa phương.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ tỉnh Lai Châu.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện tổ chức, quản lý tài liệu lưu trữ ở tỉnh Lai Châu phù hợp với quy định của Luật Lưu trữ.
1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử hình thành từ hoạt động các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Lai Châu; hệ thống tổ chức lưu trữ và phương thức quản lý tài liệu lưu trữ của tỉnh Lai Châu.
Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ địa phương từ năm 1998 đến nay, trong đó tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ của tỉnh Lai Châu từ khi thành lập tỉnh.
- Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý tài liệu tại Kho Lưu trữ lịch sử tỉnh, là cơ quan có chức năng tiếp nhận và quản lý tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn từ các lưu trữ cơ quan và các nguồn khác.
- Về nội dung, đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn và đề xuất giải pháp về tổ chức và quản lí lưu trữ ở Lưu trữ lịch sử tỉnh Lai Châu.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thực tế: để thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành khảo sát thực tế công tác lưu trữ nói chung và tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ tại địa phương. Phương pháp này giúp cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá trong đề tài mang tính thực tiễn cao.
Phương pháp so sánh: phương pháp này được vận dụng để thấy được điểm khác biệt giữa tổ chức lưu trữ của của các địa phương với tổ chức lưu trữ lịch sử của Lai Châu.
Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp vận dụng trong việc thu thập và xử lý thông tin, số liệu.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận và pháp lí
Cơ sở lý luận
- Các khái niệm cơ bản
- Các nguyên tắc và đặc trưng vận dụng để tổ chức quản lí tài liệu lưu trữ địa phương
Cơ sở pháp lý về tổ chức lưu trữ ở địa phương (cấp tỉnh)
2.2 Thực trạng
Thực trạng tổ chức quản lý công tác lưu trữ
- Tổ chức bộ máy
- Tình hình nhân sự
- Xây dựng ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ công tác lưu trữ của địa phương
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các qu định về công tác lưu trữ
- Nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong hoạt động lưu trữ
- Tổ chức lưu trữ cơ quan
Thực trạng tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử tỉnh Lai Châu
- Kho lưu trữ chuyên dụng
- Chức năng, nhiệm vụ của Kho lưu trữ chuyên dụng
- Cơ sở vật chất
- Tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ
Mô hình tổ chức lưu trữ lịch sử một số địa phương về những vấn đề cần tham khảo
- Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Hà Tĩnh
- Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội
- Nhữn vấn đề cần tham khảo cho lưu trữ lịch sử tỉnh Lai Châu
Nhận xét chung
- Ưu điểm
- Hạn chế
- Nguyên nhân của hạn chế
2.3 Các giải pháp tổ chức
Sự cần thiết phải thành lập Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Lai Châu
Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy
- Phương án 1
- Phương án 2
Giải pháp về tổ chức nhân sự
- Tuyển dụng và bố trí cán bộ làm công tác lưu trữ
- Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành về công tác lưu trữ
Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử
Xây dựng và áp dụng các quy trình nghiệp vụ lưu trữ
Xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài liệu lưu trữ
Điều kiện và lộ trình để thực hiện các giải pháp về tổ chức lưu trữ lịch sử tỉnh Lai Châu
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ
3. Kết luận
Tóm lại, tài liệu hình thành trong hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền, thành quả đấu tranh, lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân. Những tài liệu đó là căn cứ, bằng chứng về hoạt động quản lí, giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đảm bảo lợi ích thiết thực cho nhân dân. Đồng thời, là nguồn sử liệu chân thực phục vụ việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử ngành nghề, lịch sử tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước... Chính vì vậy, tài liệu hình thành trong hoạt động của bộ máy nhà nước địa phương có giá trị về nhiều mặt, là bộ phận hợp thành quan trọng của Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam, là di sản của dân tộc, cần được bảo vệ, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả phục vụ lợi ích của nhà nước, đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu về thông tin quá khứ của xã hội. Đó cũng là lí do mà những tài liệu lưu trữ của đất nước nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng cần có tổ chức lưu trữ và tất yếu phải đặt dưới sự quản lí của nhà nước.
4. Tài liệu tham khảo
Báo cáo số 261/BC-VTLTNN ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về tình hình công tác văn thư - lưu trữ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 3 năm 2002 - 2004 và phương hướng nhiệm vụ trong 3 năm 2005 - 2007.
Báo cáo số 221/BC-VTLTNN ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (2001-2005).
Báo cáo số 594/BC-VTLTNN ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, Nghị định 111/2004/NĐ-CP và 02 năm thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg....
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ trên ---