Luận văn ThS: Quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn

Luận văn Quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng; khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn và khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp. 

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của sinh viên ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sinh viên nội trú của nhà trường. 

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại trường Cao đẳng Cộng  đồng BắcKạn. Giới hạn khách thể điều tra: Tổng số: 242 trong đó: 200 sinh viên nội trú và 42 cán bộ, giảng viên của trường).

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Gồm tổng quan, phân tích, khái quát hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến các vấn đề Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp thống kê; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Một số khái niệm công cụ của đề tài.

Hoạt động tự quản của sinh viên nội trú.

Quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú.

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát chung về trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.

Khái quát về khảo sát thực trạng.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.

2.3 Biện pháp quản lý

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.

Các biện pháp.

Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú.

3. Kết luận

Quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú là vấn đề khó khăn, phức tạp và đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Tăng cường hoạt động tự quản của sinh viên nội trú sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với sinh viên.Trên thực tế, quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú tuy đã ổn định, đi vào nề nếp nhưng nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ và hiệu quả quản lí chưa cao. Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, việc tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú có tính hệ thống và mang tính khả thi cao có giá trị to lớn đối với công tác quản lý sinh viên nói chung và đối với quản lý hoạt động tự quản sinh viên nội trú nói riêng. Luận văn đã hệ thống tri thức lý luận về quản lý, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động tự quản của sinh viên nội trú cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sinh viên nội trú. Việc nghiên cứu đầy đủ  và có hệ thống về lý luận đã giúp cho chúng tôi có cơ sở khoa học để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự quản của sinh viên nội trú, có phân tích, đánh giá những mặt mạnh, những hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng đó. 

4. Tài liệu tham khảo

Ban Bí thư Trung ương (2004), Chỉ thị 40/CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 

Đặng Quốc Bảo (1997) “Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục”, Tạp chí phát tri ển về giáo dục. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Quy chế học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, Vụ công tác HSSV, Hà Nội. 

C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 

Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mĩ Lộc (1995), Lí luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường...

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu điều tra dành cho cán bộ giáo viên.

Phụ lục 2: Phiếu điều tra dành cho sinh viên.

Phụ lục 3: Phiếu trưng cầu ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp (Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

 

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM