Luận văn ThS: Quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Luận văn Quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Luận văn ThS: Quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội TNTPHCM, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn tại 10 trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Gồm các trường: Hoàng Lương, Hoàng An, Hoàng Vân, Hoàng Thanh, Đồng Tân, Thanh Vân, Ngọc Sơn, Thái Sơn, Lương Phong, Đoan Bái).

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa tài liệu: Dựa trên sơ sở nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến vấn đề kỹ năng giao tiếp, phát triển kỹ năng giao tiếp và quản lí giáo dục...để hoàn thiện hệ thống lí luận từ đó định hướng cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 

  • Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp Ankét) xây dựng bảng câu hỏi với các nội dung điều tra tập trung vào việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh dành cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh. Đây được xem là một phương pháp chủ yếu của đề tài.
  • Phương pháp quan sát thực tế, phân tích thực trạng: Quan  sát  trực  tiếp  học  sinh  khi  tổ  chức  hoặc  tham  gia  các  hoạt  động  Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để tìm hiểu thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh. 
  • Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phỏng vấn với các cán bộ quản lí, giáo viên và các em học sinh 10 trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang bằng các câu hỏi về phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
  • Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với một số nhà quản lý giáo dục, các giáo viên làm Tổng phụ trách Đội có năng lực, các chuyên viên phòng giáo dục phụ trách công tác Đội thông qua các buổi họp giao ban, sinh  hoạt chuyên môn  cụm,  sinh  hoạt chuyên đề…

Phương pháp thống kê toán học trong giáo dục.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Một số khái niệm cơ bản của đề tài.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Quản lí phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường THCS.

2.2 Thực trạng quản lí

Vài nét về huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Đặc điểm giáo dục của các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Thực trạng quản lí phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong HCM.

Đánh giá chung về thực trạng.

2.3 Một số biện pháp quản lí

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.

Biện pháp quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường THCS.

Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp đề xuất.

3. Kết luận

Hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong các trường THCS có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, giáo dục kĩ năng giao tiếp không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; Việc giáo dục kĩ năng giáo tiếp sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Đề tài đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận, một số khái niệm về quản lý phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; làm rõ mục tiêu, yêu cầu và một số vấn đề có liên quan về phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường THCS.  Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng thực hiện và quản lý phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở các trường THCS, huyện Hiệp Hòa, tỉnh  Bắc  Giang;  đánh  giá  được  những  ưu  điểm,  những  tồn  tại, hạn chế, nêu được nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó.

4. Tài liệu tham khảo

A.G. Côvaliov (1994), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

A.N. Lêônchiev (1972), Con người và văn hoá, Tài liệu dịch, Hà Nội. 

Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1997), Giao tiếp Sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

Hoàng Thị Anh (1992), Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên,  Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 

Đặng Quốc Bảo(2010),  Tư tưởng giáo dục, Tập bài giảng lớp cao học QLGD năm 2010

5. Phụ lục

Phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng quản lý phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lí và giáo viên.

Phiếu phỏng vấn học sinh.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM