Luận văn ThS: Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày - Thái
Luận văn Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày - Thái tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, đời sống văn hoá, truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kỳ của dân tộc Tày, Thái; khái niệm mô típ và phương pháp nghiên cứu truyện cổ tích từ mô típ; thống kê, khảo sát, phân tích, lý giải hệ thống mô típ tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính diện và nhân vật phản diện trong truyện cổ tích thần kỳ Tày Thái; so sánh hệ thống mô típ trong truyện cổ tích thần kỳ Tày Thái với truyện các dân tộc Việt và một số dân tộc khác.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Một số mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kỳ Tày, Thái” nhằm khám phá những nét đặc sắc, độc đáo trong kết cấu truyện cổ tích thần kỳ Tày, Thái, lí giải cội nguồn của những nét đặc sắc ấy. Khẳng định giá trị và vai trò của truyện cổ tích Tày, Thái nói riêng và truyện cổ tích các dân tộc thiểu số nói chung đối với nền văn học, văn hoá dân gian Việt Nam.
1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập hợp truyện cổ tích thần kỳ Tày, Thái được khảo sát trong các tổng tập, tuyển tập, hợp tuyển truyện kể, truyện cổ tích các dân tộc thiểu số đã công bố, cập nhật những tập truyện được sưu tầm và xuất bản gần đây.
Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu hệ thống mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích thần kì Tày, Thái.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê - phân loại: khảo sát, thống kê cụ thể một số mô típ tiêu biểu liên quan đến nhân vật phản diện và chính diện trong truyện cổ tích thần kỳ Tày Thái.
Phương pháp phân tích: Phân tích một số mô típ tiêu biểu liên quan đến hai nhân vật chính diện và phản diện, phân tích sự giống nhau và khác nhau về cách thể hiện của dân tộc Tày-Thái với dân tộc Việt và một số dân tộc khác.
Phương pháp so sánh - loại hình: so sánh những mô típ cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ giữa dân tộc Tày với dân tộc Thái, giữa hai dân tộc này với dân tộc Việt và một số dân tộc khác để thấy những nét tương đồng và khác biệt về nội dung và cách thể hiện.
Phương pháp hệ thống: Vận dụng để xem xét các mô típ tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính diện và phản diện trong truyện cổ tích thần kỳ Tày, Thái trong hệ thống mô típ đặc trưng của thể loại truyện cổ tích để lý giải, làm rõ các yếu tố cấu thành nên các mô típ.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử dụng để xem xét các mô típ tiêu biểu trong truyện cổ tích Tày Thái từ kiến thức của nhiều ngành khoa học có mối quan hệ như: văn hoá học, dân tộc học, nhân chủng học…
2. Nội dung
2.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Khái niệm truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kỳ.
Khái niệm chính diện, nhân vật phản diện.
Khái niệm mô típ và việc nghiên cứu truyện cổ tích từ mô típ.
Dân tộc Tày, Thái và truyện cổ tích Tày, Thái.
2.2 Mô típ nhân vật chính diện
Mô típ kết hôn.
Mô típ vật thần trợ giúp.
Mô típ hoá thân.
2.3 Mô típ nhân vật phản diện
Mô típ vay mượn, tráo đổi, chiếm đoạt.
Mô típ bắt chước không thành công.
Mô típ cướp vợ.
3. Kết luận
Trong truyện cổ tích thần kỳ Tày Thái, nhân vật chính diện là những người mồ côi, người nghèo khổ, người em út chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng thì loại nhân vật phản diện điển hình, quen thuộc được miêu tả là những con người giàu có, đầy quyền lực nhưng có bản chất xấu xa như: ích kỷ, tham lam, độc ác như những ông Vua, ông quan, Tạo mường, những tên nhà giàu, những người anh cả, các cô chị hay người mẹ kế. Mỗi dân tộc có điều kiện tự nhiên, đời sống văn hoá xã hội khác nhau. Chính vì vậy, họ có kho tàng văn học cũng như kho tàng truyện cổ tích với những nét độc đáo riêng. Điều này đã làm nên sự phong phú đa dạng nhiều màu sắc lung linh của viên ngọc quý truyện cổ tích Việt Nam, trong đó không thể không kể đến kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Tày, Thái.Truyện cổ tích của dân tộc Tày, Thái như một viên ngọc thô chưa được khám phá, mài giũa nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu truyện cổ tích của dân tộc Tày, Thái là chúng ta đi khám phá, mài giũa viên ngọc thô ấy để nó ngày càng lấp lánh hơn.
4. Tài liệu tham khảo
Lê Thị Thanh An (2003), Kiểu truyện “người em út” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Tp Hồ Chí Minh.
Trần Thị An (2008), “Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif những khả thủ và bất cập”, Tạp chí Nghiên cứu văn học , tr.86 - 104.
Phạm Tuấn Anh (2008), “Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu trúc truyện cổ tích thần kỳ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (12), tr. 67 -74.
Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam , TB Nxb Giáo dục, Hà Nội....
5. Phụ lục
Bảng thống kê mô típ liên quan đến nhân vật chính diện của dân tộc Tày, Thái.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Vũ Xuân Tửu
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 - 2015)
- pdf Luận văn ThS: Nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỉ XX
- pdf Luận văn ThS: Chủ đề đô thị trong văn xuôi Đỗ Bích Thúy
- pdf Luận văn ThS: Truyện kể dân gian vùng biển Quảng Ninh
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang
- pdf Luận văn ThS: Tiểu thuyết Vi Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái
- pdf Luận văn ThS: Tính dự báo trong thơ Trần Tế Xương
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Triệu Bôn sau 1975
- pdf Luận văn ThS: Cảm thức văn hóa Việt trong tùy bút Đỗ Chu
- pdf Luận văn ThS: Cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ 1986 đến nay
- pdf Luận văn ThS: Đặc điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh
- pdf Luận văn ThS: Then Tày ở Võ Nhai Thái Nguyên
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn, tản văn Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái
- pdf Luận văn ThS: Yếu tố tự sự trong thơ chữ Hán Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
- pdf Luận văn ThS: Thơ Lò Ngân Sủn
- pdf Luận văn ThS: Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clézio
- pdf Luận văn ThS: Thể tài du ký từ Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác đến Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh
- pdf Luận văn ThS: Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay
- pdf Luận văn ThS; Cảm thức đô thị trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng
- pdf Luận văn ThS: Độc thoại nội tâm của các nhân vật nữ chính trong một số truyện Nôm bác học
- pdf Luận văn ThS: Thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện Nôm bình dân
- pdf Luận văn ThS: Du ký về vùng Đông Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
- pdf Luận văn ThS: Truyện ngắn Y Ban trong bối cảnh văn xuôi thời kì đổi mới
- pdf Luận văn ThS: Đề tài đô thị trong truyện ngắn nữ đương đại
- pdf Luận văn ThS: Phong tục qua sáng tác của Tô Hoài trước 1945
- pdf Lậun văn ThS: Sáng tác của nữ tác giả trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVIII – XIX nhìn từ sự vận động của văn học sử
- pdf Luận văn ThS: Vấn đề nữ sắc trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII - XIX qua một số trường hợp tiêu biểu
- pdf Luận văn ThS: Tính tự sự trong thơ Nguyễn Bính
- pdf Luận văn ThS: Sắc thái nữ quyền trong nhân vật nữ lệch của chèo cổ
- pdf Luận văn ThS: Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên sau 1975
- pdf Luận văn ThS: Yếu tố tâm linh trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
- pdf Lậun văn ThS: Trường ca Nguyễn Anh Nông
- pdf Luận văn ThS: Ứng xử đạo đức của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
- pdf Luận văn ThS: Tính dân tộc trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu
- pdf Luận văn ThS: Hát Hầu Vua trong lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở Hợp Tiến Đồng Hỷ Thái Nguyên
- pdf Luận văn ThS: Cái nhìn nhân bản về hiện thực của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn sau năm 1975
- pdf Luận văn ThS: Công trình Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều
- pdf Luận văn ThS: Thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư