Luận văn ThS: Đặc điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh

Luận văn Đặc điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh khảo sát, nhận diện thơ Phạm Ngọc Cảnh; nghiên cứu tác phẩm trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật; tìm hiểu nguồn cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình, những đặc điểm nghệ thuật trong thơ Phạm Ngọc Cảnh.

Luận văn ThS: Đặc điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu những khái niệm đặc điểm thơ ở góc độ lí luận văn học, luận văn  đi sâu nghiên cứu Đặc điểm thơ  Phạm Ngọc  Cảnh  với những biểu hiện trên sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Đặc điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh.

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát và nghiên cứu các tập thơ sau: Đêm Quảng Trị  (thơ, kí tên Vũ Ngàn Chi, 1972), Lối vào phía Bắc  (thơ, 1982), Trăng sau rằm (thơ, 1985), Nhặt lá (thơ, 1995), Bến tìm sông (thơ, 1998). 

Ngoài ra trong quá trình khảo sát, chúng tôi có so sánh thơ Phạm Ngọc Cảnh với thơ của một số nhà thơ trước, sau hoặc cùng thời với Phạm Ngọc Cảnh. Qua đó, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, giá trị, ý nghĩa thơ Phạm Ngọc Cảnh trong thơ Việt Nam hiện đại.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp tư liệu nhằm có cái nhìn khái quát vấn đề. 

Phương pháp hệ thống: Người viết có thể hệ thống được về sự hình thành, vận động và phát triển của các yếu tố cấu thành nên Đặc điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh, cũng như có cái nhìn, đánh giá riêng về thơ ông.

Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh : Luận văn tiến hành phân tích những sáng tác thơ cụ thể của Phạm Ngọc Cảnh trên nhiều chiều, trong một cái nhìn chung của cá nhân nhà thơ và thời đại. Sự nghiên cứu đó đồng thời dựa trên sự so sánh thơ  Phạm Ngọc Cảnh với các thế hệ nhà  thơ cùng thời, giữa thơ Phạm Ngọc Cảnh ở các chặng đường sáng tác.

Phương pháp lịch sử : Vận dụng phương pháp này để tìm hiểu những ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, xã hội và các yếu tố con người, quê hương… đối với việc góp phần làm nên nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh.

2. Nội dung

2.1 Hành trình sáng tác

Thế hệ nhà thơ chống Mỹ

  • Khái quát thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Thế hệ nhà thơ chống Mỹ.

Sự nghiệp sáng tác thơ của Phạm Ngọc Cảnh

  • Tiểu sử nhà thơ.
  • Sự nghiệp sáng tác thơ.

2.2 Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình

Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phạm Ngọc Cảnh

  • Cảm hứng về đất nước, quê hương.
  • Cảm hứng về chiến tranh.
  • Cảm hứng thế sự, đời tư.

Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Ngọc Cảnh

  • Cái tôi người lính.
  • Cái tôi tình yêu.

2.3 Đặc điểm nghệ thuật

Thể thơ

  • Thơ tự do.
  • Thơ lục bát.
  • Thơ văn xuôi.

Giọng điệu thơ

  • Giọng tâm tình sâu lắng.
  • Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi.
  • Giọng suy tư, triết lý.

Ngôn ngữ thơ

  • Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời thường.
  • Ngôn ngữ mang mầu sắc tượng trưng.

3. Kết luận

Tìm hiểu về Đặc  điểm thơ Phạm Ngọc Cảnh, chúng ta hình dung phần nào con đường đời của nhà thơ gắn với con đường binh nghiệp  và con đường thơ. Khi ông mới 13 tuổi đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ Vệ quốc quân, rồi trở thành diễn viên kịch nói. Tuy là diễn viên nhưng ông vẫn say sưa sáng tác thơ. Yêu thơ, yêu người, Phạm Ngọc Cảnh đã đi khắp mọi miền đất nước với hành trang thật đơn giản nhưng với trí nhớ thông tuệ, tấm lòng nhân hậu và sự đồng cảm sâu sắc ông đã làm sống lại những huyền thoại, những vùng đất với hình ảnh trung tâm là người lính. Và cả sau khi đất nước giải phóng, con người ấy vẫn luôn đầy ắp những suy tư, trăn trở với thế sự, cuộc đời, với đất nước hòa bình nhưng còn gian lao. Nhà thơ luôn tỏ ra không bằng lòng với mình, không chịu  yên vị, luôn trăn trở làm mới thơ mình. Ông luôn linh hoạt, biến hóa qua các đề tài, hình thức, để không lặp lại chính mình. Phạm Ngọc Cảnh là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành cùng với nền thơ đương đại và nhịp thở  nóng hổi của cuộc sống thường nhật. Dù trữ tình hay tự sự, hướng nội hay hướng ngoại,  thơ Phạm Ngọc Cảnh luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động trong thơ góp phần đem đến sự đa dạng, nhiều màu sắc trong nền thơ ca dân tộc.

4. Tài liệu tham khảo

 Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa - Nghệ thuật 

Vũ Tuấn Anh(1996), "Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca", Tạp chí văn học 1. 

Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học. 

Bách  khoa  toàn  thư  mở  Wikipedia,  https://vi.wikipedia.org/wiki/Thơ, ngày 25/5/2017. 

Ngô Vĩnh Bình (2014) Nhớ và tiễn biệt anh Phạm Ngọc Cảnh báo Người bạn đường, Hội văn học nghệ thuật Việt Nam tại Liên Bang Nga,  ngày 24/10/2014. 

Phạm Quốc Ca (1999), Thơ trữ tình công dân trong nền thơ Việt Nam đổi mới, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 3....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM