Luận văn ThS: Tính dự báo trong thơ Trần Tế Xương

Luận văn Tính dự báo trong thơ Trần Tế Xương nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài; phân tích làm rõ tính dự báo trong thơ Trần Tế Xương. Đây là công trình đầu tiên khảo sát, hệ thống hóa và phân tích làm rõ tính dự báo trong thơ Tú Xương. Nhờ đó góp thêm một góc nhìn mới, toàn diện và sâu sắc hơn về tài năng cũng như về sự nghiệp thơ ca của bậc “Thần thơ thánh chữ ”của dân tộc. 

Luận văn ThS: Tính dự báo trong thơ Trần Tế Xương

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn đề tài này, người viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ chức năng dự báo và biểu hiện của nó trong các sáng tác thơ ca của nhà thơ Tú Xương. Qua đó góp thêm một góc nhìn mới về sáng tác của nhà thơ được mệnh danh là bậc “Thần thơ thánh chữ ”của dân tộc.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu tập trung tìm hiểu biểu hiện của Tính dự báo - một trong những giá trị cơ bản trong sáng tác của nhà thơ trong chừng mực có thể. 

Phạm vi nghiên cứu: những biểu hiện của Tính dự báo trong các sáng tác thơ của nhà thơ Tú Xương; sử dụng cuốn Tú Xương toàn tập của Trung tâm nghiên cứu Quốc học (Nhà xuất bản Văn học ấn hành tháng 02/ 2010) để khảo sát, nghiên cứu cùng với các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Dựa vào phương pháp này, chúng tôi khảo sát tính dự báo trong 134 bài thơ Nôm trong Tú Xương toàn tập của Trung tâm nghiên cứu Quốc học (Nhà xuất bản Văn học ấn hành tháng 02/2010). 

Phương pháp phân tích : Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng chủ yếu trong luận văn này. Dựa vào phương pháp này, chúng tôi phân tích, đánh giá các sáng tác của Tú Xương.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành : chúng tôi sử dụng phương pháp này để kết hợp phương pháp nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử..., trên cơ sở kế thừa và khai thác thế mạnh của các ngành khoa học khác để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp so sánh : chúng tôi sử dụng phương pháp này để đối chiếu các sáng tác của Tú Xương với sáng tác của một số tác giả khác nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan

Khái niệm tính dự báo và tính dự báo trong thơ

  • Khái niệm tính dự báo.
  • Tính dự báo trong văn học.

Thơ Trần Tế Xương - một hiện tượng thơ mang tính dự báo độc đáo

  • Những nguyên nhân của hoàn cảnh lịch sử, xã hội.
  • Những nguyên nhân từ vấn đề văn hóa tư tưởng.
  • Những nguyên nhân từ cuộc đời và con người nhà thơ.

2.2 Những biểu hiện của tính dự báo

Bảng thống kê khảo sát các sáng tác mang tính dự báo của Trần Tế Xương

Những biểu hiện cụ thể của tính dự báo trong thơ Trần Tế Xương

  • Vấn đề thi cử.
  • Dự báo các vấn đề thi cử của bản thân.
  • Vấn đề đô thị hóa.

Vấn đề lối sống và thân phận con người trong xã hội giao thời

  • Lối sống và thân phận người trí thức.
  • Lối sống và thân phận những con người trong xã hội thị dân.

2.3 Tính dự báo tạo nên cách tân nghệ thuật 

  • Tính dự báo góp phần phản ánh hiện thực.
  • Tính dự báo góp phần cá thể hóa hình tượng tác giả.
  • Tính dự báo góp phần tạo nên những cách tân nghệ thuật mới mẻ cho thơ Nôm Đường luật.

3. Kết luận

Tính dự báo là một yêu cầu và đòi hỏi tất yếu của văn chương. Và trong thơ Tú Xương yếu tố dự báo được thể hiện một cách khá rõ nét. Là một nhà thơ của buổi giao thời, Tú Xương có dịp chứng kiến sự thay đổi của thời đại mình trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, giai cấp và cả những biến đổi về văn hóa tư tưởng. Những biểu hiện của tính dự báo trong thơ Tú Xương được thể hiện khá đa dạng và phong phú trên các bình diện: Ông Tú không chỉ dự báo các vấn đề chưa xảy ra một cách chính xác mà còn sử dụng yếu tố dự báo như một thủ pháp để làm tăng tính trào phúng và vạch trần bản chất của đối tượng. Bên cạnh đó, Tú Xương cũng phỏng đoán chính xác đối với các vấn đề xã hội đã diễn ra xung quanh ông. Sự tham gia của yếu tố dự báo khiến thơ Tú Xương có khả năng bao quát hiện thực một cách rộng lớn hơn, đồng thời giúp cho ngôn ngữ thơ ông thoát khỏi lối thơ “tầm chương trích cú” để tiến gần hơn tới đời sống bằng ngôn ngữ mang đậm lời ăn tiếng nói hàng ngày. Từ thân thế hẩm hiu của mình, ông Tú dự đoán được số phận của giai cấp, tầng lớp ông trong tương lai tạo nên hình tượng con người tác giả trong thơ Tú Xương rất độc đáo.

4. Tài liệu tham khảo

Lại Nguyên Ân (1999), Thơ Nôm Tú Xương, Nxb Hội nhà văn Hà Nội. 

Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 

M. Bakhtin (1979), Mỹ học sáng tạo ngôn từ, (Phạm Vĩnh Cư dịch). 

M. Bakhtin (2006), Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và Phục hưng, Từ Thị Loan dịch, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 

Nguyễn Thị Hòa Bình (1999),  Con đường từ Nguyễn Khuyến đến Trần Tế Xương c ủa văn học trào phúng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Nguyễn Huệ Chi (2000), “Nắm bắt lại những vấn đề phong phú của văn học thế kỉ XVIII và n ửa đầu thế kỉ XIX ”, Tạp chí văn h ọc(4), tr.3- 11. 

Nguyễn Đình Chú, Lê Mai (1984),  Thơ văn Trần Tế Xương,  Nxb Giáo dục, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM