Luận văn ThS: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn

Luận văn Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường  mầm  non  góp phần nâng cao  hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn.

Phạm vi nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường mầm non tỉnh Bắc Kạn, Thực hiện trên 124 trường mầm non tỉnh Bắc Kạn. Thời gian từ năm học 2013-2014 đến hết năm học 2014-2015.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết để xác định những quan điểm lý luận về quản lý chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp khảo nghiệm.

Nhóm phương pháp hỗ trơ: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận từ các phương pháp nghiên cứu ở trên.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Các khái niệm cơ bản.

Một số vấn đề về kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục của các trường mầm non.

Các lực lượng tham gia quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát về GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn.

Thực trạng về kiểm định chất lượng giáo dục các trường mầm non tỉnh Bắc Kạn.

Thực trạng quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

Đánh giá chung về những ưu điểm và hạn chế của quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn.

2.3 Biện pháp quản lý

Nguyên tắc xác định các biện pháp quản lý.

Biện pháp đề xuất quản lý nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của tỉnh Bắc Kạn.

Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3. Kết luận

Luân văn đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản  như: Chất  lượng, chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục trường mầm non; Kiểm định, kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. Đặc biệt luận văn đã hình thành khái niệm quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; Đã cụ thể hóa khái niệm này với cách tiếp cận dựa vào 4 chức năng cơ bản của quản lý để hình thành nội dung quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường mần non. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường mần non của tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài được thực hiện khá tốt, đúng quy trình, cơ bản đã hoà nhập được vào các hoạt động của cơ sở giáo dục  trong  một không  khí  làm  việc thân  thiện, cởi  mở.  Kiểm định chất lượng giáo dục không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định.

4. Tài liệu tham khảo

Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống kê HN. 

Bộ GD&ĐT-Vụ  Pháp  chế  (2005),  Tìm  hiểu  luật  Giáo  dục  2005, NXB Giáo dục. 

Bộ GD&ĐT (2008),  Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ  trưởng  Bộ  GD&ĐT  về  việc  tăng  cường  hoạt  động đánh giá và KĐCLGD . 

Bộ GD&ĐT (2012), Tài liệu tập huấn tự đánh giá, đánh giá ngoài trường mầm non.  

Bộ GD&ĐT (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. 

Bộ GD&ĐT (2014), Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non...

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho cán bộ quản lý trường mầm non và các kiểm định viên).

Phụ lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (Dành cho lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng trường mần non).

Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn (Dành cho lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng trường mần non).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM