Luận văn ThS: Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực

Luận văn Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực nghiên cứu cơ sở lý luận của đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực, nghiên cứu thực trạng, đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực.

Luận văn ThS: Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phương thức đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Sư phạm –  Đại học Thái Nguyên. Phạm vi khảo sát trên 10 Giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục học và 150 sinh viên hệ đại học chính quy trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp tư liệu để hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, phân tích và tổng hợp để xây dựng khung lí thuyết của đề tài.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

Phương pháp xử lí dữ liệu: Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các số liệu thu được từ điều tra.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Các khái niệm cơ bản của đề tài.

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Một số vấn đề về đánh giá kết quả học tập.

2.2 Thực trạng đánh giá kết quả học tập

Một số vấn đề chung về nghiên cứu thực trạng.

Thực trạng đánh giá kết quả học tập.

Nhận xét chung về thực trạng.

2.3 Biện pháp đánh giá kết quả học tập

Nguyên tắc để xây dựng biện pháp.

Một số biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực.

Khảo nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Trong nhà trường sư phạm, Giáo dục học là môn học có tác động lớn trong việc hình thành các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.Vì vậy, nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết giúp chọ hình thành được những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt để thực hiện việc dạy học – giáo dục trong tương lai.Mục đích của đánh giá  ết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực là đánh giá hệ thống năng lực dạy học – giáo dục của sinh viên.Giảng viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học và hiểu đúng khái niệm đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực. Giảng viên đã hướng đến đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên việc thực hiện đánh giá còn chưa triệt để, đầy đủ do chưa có bộ công cụ, các phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp. Trong quá trình thực hiện đánh giá còn chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng nên giảng viên còn gặp phải những khó khăn nhất định. Để khắc phục thực trạng cần có các biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực, Các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ cho nhau để đem lại hiệu quả và đã được tiến hành khảo nghiệm và cho kết quả về tính khả thi cao. 

4. Tài liệu tham khảo

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Hội nghị lần thứ 8 (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW  về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu CN hóa, HĐ hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, ngày 4/11/2013.

Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ban liên lạc các trường ĐHSP toàn quốc (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các trường đại học sư phạm, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 

Bộ  môn    Giáo   dục   học  trường  Đại     học  Sư  phạm    –  Đại    học  Thái Nguyên(2015), Đề cương môn học Giáo dục học. 

Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1999), Hoạt động dạy h ọc ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

Nguyễn Ngọc   Bảo, Trần Kiểm (2005), Lý  luận dạy h ọc  ở  trường Trung học cơ sở, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 

Lê Khánh Bằng (1987), Kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của học sinh, Tạp chí ĐH – THCN.

Nguyễn   Thanh   Bình   (chủ  biên)   (2006),  Lí luận   giáo   dục   học   Việt   Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 

Cao Danh Chính (2012), Dạy h ọc theo tiếp c ận năng lực thực hiện ở các trường đại học sư phạm kỹ  thuật, Luận án tiến sĩ GDH, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho sinh viên).

Phụ lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho giảng viên).

Phụ lục 3: Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM