Luận văn ThS: Quản lý quá trình dạy học tại trường Trung học phổ phông Lê Chân thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

Luận văn Quản lý quá trình dạy học tại trường Trung học phổ phông Lê Chân thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh nghiên cứu cơ sở lí luận về quản  lý quá trình dạy học tại trường THPT dựa trên tiếp cận phát triển năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý quá trình dạy học tại Trường THPT Lê Chân, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

Luận văn ThS: Quản lý quá trình dạy học tại trường Trung học phổ phông Lê Chân thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý quá trình dạy học tại Trường THPT Lê Chân, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh, đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao kết quả dạy học, phát triển năng lực cho học sinh của Nhà trường.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quản  lý  quá  trình  dạy  học  tại  Trường  THPT  Lê  Chân, thị  xã  Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh. 

Phạm vi nghiên cứu: Chuyên viên Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh; 10 người trong Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn của Trường THPT Lê Chân; 40 giáo viên bộ môn của Trường THPT Lê Chân; 90 học sinh trường khối 10, 11, 12 Trường THPT Lê Chân; sử  dụng  số  liệu  thống  kê,  khảo  sát  từ  năm  học  2016 - 2017, 2017 - 2018, 2018 - 2019.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận : sử dụng các phương pháp như phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá… các tài liệu lý luận, văn bản pháp quy liên quan đến  quản lý quá trình dạy học tại trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhóm phương pháp nghiên cứu  thực tiễn: gồm các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn, phương pháp  quan  sát,  phương  pháp  tổng  kết  kinh  nghiệm  quản  lý,  phương  pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

Phương pháp thống kê toán học: được sử dụng để xử lí các kết quả nghiên cứu về định lượng.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan nghiên cứu quá trình dạy học và quản lý quá trình dạy học.

Quá trình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

Quản lý quá trình dạy học tại trƣờng THPT theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý quá trình dạy học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát về trường THPT Lê Chân, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Tổ chức khảo sát.

Thực trạng quá trình dạy học ở trường THPT Lê Chân theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Thực trạng quản lý quá trình dạy học ở trường THPT Lê Chân theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Thực  trạng các yếu  tố ảnh hưởng đến quản lý quá trình dạy học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

Đánh giá thực trạng quản lý.

2.3 Biện pháp quản lý

 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.

Đề xuất biện pháp quản lý quá trình dạy học tại trường THPT Lê Chân theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

3. Kết luận

Quản lý quá trình dạy học là những tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) vào quá trình dạy học thông qua đối tượng quản lý (tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh) trong môi trường sư phạm, với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội để tạo ra các tình huống dạy học đa dạng nhằm hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục của nhà trường. Thực trạng quản lý quá trình dạy học tại trường THPT Lê Chân theo tiếp cận phát triển năng lực cho thấy: Hiệu trưởng quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh chưa đạt được kết quả như kỳ vọng bởi các nội dung quản lý chưa đồng đều giữa thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Đối với Tổ trưởng chuyên môn, đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, nhưng nhìn chung hiệu quả quản lý chưa cao. Các yếu tố ảnh hưởng nhất đến  quản lý quá trình dạy học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh là thuộc về Hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn cả về Năng lực quản lý và  Trình độ chuyên môn. Còn mức độ ảnh hưởng thấp nhất là Trình độ, năng lực của học sinh.

4. Tài liệu tham khảo

Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sĩ Thư (2014), “Tổ chức dạy học phát triển toàn diện năng lực cho thế hệ trẻ”, Tạp ch  Giáo dục, (347), tháng 12. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011),  Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011  về  việc  ban  hành  Điều  lệ  trường  trung  học  cơ sở,  trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo  (2015), Tài liệu hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, tháng 3 năm 2015. 

Bộ  Giáo  dục  và  Đào  tạo  (2018),  Thông  tư  32/2018/TT-BGDĐT  ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 

Nguyễn  Đức  Chính (2017),  Đánh  giá và quản l  hoạt động đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam...

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên). 

Phụ lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho học sinh).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM