Luận văn ThS: Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi ở khu vực miền núi Tây Bắc hiện nay

Luận văn Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi ở khu vực miền  núi Tây Bắc hiện nay thu thập các tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, phân tích các tài liệu về chăm sóc sức khỏe, các thông tin có sẵn về người cao tuổi trên cơ sở đó trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu về hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi khu vực miền núi Tây Bắc. 

Luận văn ThS: Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi ở khu vực miền  núi Tây Bắc hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn này đem lại một sự hiểu biết tương đối về hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi thuộc khu vực miền núi Tây Bắc, qua đó chỉ ra sự khác biệt về các đặc điểm nhân khẩu – xã hội trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi thuộc khu vực này. Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm những tri thức về hành vi chăm sóc sức khỏe, trong đó có khám chữa bệnh của người cao tuổi đã được định hình từ trước. 

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi ở hai tỉnh Hà Giang và Điện Biên.

Phạm vi nghiên cứu: Lấy hai tỉnh Hà Giang và Điện Biên là quê gốc hoặc quê vợ/chồng hoặc nơi người cao tuổi đã đến định cư và sống từ 5 năm trở lên, năm 2015.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp là việc biên soạn lại các thông tin có sẵn trong các tài liệu hay nói cách khác là xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra các thông tin cần thiết, có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp: Luận văn lựa chọn phân tích bộ số liệu có sẵn về  “Thực trạng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi” của Viện Người cao tuổi Việt Nam –  hội Người cao tuổi Việt Nam tiến hành khảo sát thành 2 đợt năm 2014 và năm 2015. Trong cuộc điều tra lần 2 năm 2015, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại 3 tỉnh là Hà Giang, Thừa Thiên Huế và Điện Biên.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và địa bàn nghiên cứu

Định nghĩa và giải thích khái niệm làm việc

  • Khái niệm hành vi
  • Khái niệm bệnh tật
  • Khái niệm người cao tuổi
  • Khái niệm khu vực miền núi Tây Bắc

Thao tác hóa khái niệm “hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi” 

Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

  • Lí thuyết hành động của Max Weber
  • Lí thuyết lựa chọn duy lý

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

  • Hà Giang
  • Điện Biên

2.2 Thực trạng

Thực trạng sức khỏe, bệnh tật và khám chữa bệnh của người cao tuổi ở khu vực miền núi Tây Bắc

  • Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi.
  • Thực trạng khám chữa bệnh của người cao tuổi.

Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi

  • Sự khác biệt trong hành vi lựa chọn cơ sở ý tế để khám chữa bệnh
  • Sự khác biệt trong hành vi khám sức khỏe định kì

3. Kết luận

Nhìn chung, phần lớn người cao tuổi ở hai tỉnh Hà Giang và Điện Biên đang phải gánh chịu gánh nặng bệnh tật. Tính đến năm 2015, hầu như mỗi người cao tuổi đều mang trong mình một hoặc hơn một bệnh mãn tính. Tỷ lệ người cao tuổi chỉ mắc các bệnh thông thường như nhức đầu, ho, sổ mũi...chiếm tỷ lệ thấp hơn so với hai nhóm còn lại. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi ở tỉnh Điện Biên có xu hướng cao hơn so với tỉnh Hà Giang. Có hai loại hình khám sức khỏe chính cho người cao tuổi là khám khi sức khỏe giảm sút và khám một tháng một lần. Không có người cao tuổi nào tại hai tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm bệnh tật. Người cao tuổi tại khu vực miền núi Tây Bắc nói chung và hai tỉnh Điện Biên, Hà Giang nói riêng thường lựa chọn 3 cơ sở y tế để đi khám: Trạm Y tế, bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện tuyến tỉnh. Phần đa người cao tuổi lựa chọn đến khám ở các Trạm Y tế thôn/bản. Tỷ lệ người cao tuổi đi khám chữa bệnh giảm dần theo mức độ phân tuyến của các cơ sở y tế. Nhìn chung, người cao tuổi ở cả hai tỉnh có xu hướng chăm sóc sức khỏe thường xuyên, chính vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi đi khám sức khỏe hàng tháng cao hơn so với nhóm chỉ khám khi sức khỏe giảm sút. Nhóm người cao tuổi Hà Giang có xu hướng đi khám sức khỏe định kỳ hàng tháng cao hơn so với nhóm người cao tuổi ở Điện Biên.

4. Tài liệu tham khảo

 Báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang (2017) Kế hoạch số 208/ KH- 

UBND về kế hoạch thực hiện đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2025, ban hành ngày 19/07/2017, Hà Giang. 

Bệnh viện lão khoa trung ương (2010) “Lịch sử hình thành”, ,  (16/7/2010). 

Thái Bình 2014 “Mỗi   người cao tuổi mắc 3 bệnh mãn  tính”,  , (23/7/2018). 

Chính phủ (2013) Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, ban hành ngày 10/01/2013, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Xã hội học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM