Luận văn ThS: Khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị nghiện ma túy của học viên tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn Khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị nghiện ma túy của học viên tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa thành phố Hồ Chí Minh xác lập cơ sở lí luậncó liên quan đến khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị nghiện chất của học viên cai nghiện tại trung tâm cai nghiện; khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên cai nghiện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa, thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất kiến nghị góp phần giảm thiểu những khó khăn tâm lý ở người cai nghiện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa, thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn ThS: Khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị nghiện ma túy của học viên tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng mức độ khó khăn tâm lý của người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp người nghiện giảm bớt khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị cai nghiện, góp phần giảm thiểu khó khăn tam lý cho người nghiện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa,thành phố Hồ Chí Minh.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện và mức độ khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị nghiện ma túy của học viên cai nghiện tại trung tâm cai nghiện.

Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi về nội dung: nghiên cứu khó khăn tâm lý của học viên cai nghiện được thể hiện qua 3 mặt: nhận thức, cảm xúc và hành vi.
  • Giới hạn địa bàn nghiên cứu: tiến hành khảo sát trên học viên cơ sở 2 – 879 Nguyễn Duy Trinh.
  • Giới hạn khách thể nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu trên 120 học viên cai nghiện tại cơ sở 2- 879 Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thời gian nghiên cứu từ tháng 9-2019 đến thàng 2-2020

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các sách, các bài báo cáo, chuyên đề…trước đó trong lĩnh vực về nghiện ma túy bằng việc tổng hợp, chọn lọc và phân tích những tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp điều tra bảng hỏi: Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập các thông tin định lượng liên quan đến nội dung khảo sát.

Phương pháp phỏng vấn sâu: sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thêm một số đặc điểm của sự lệ thuộc tâm lý của học viên nghiện ma túy trong quá trình cán bộ điều trị khám và điều trị.

Phương pháp quan sát: Quan sát về thực trạng và biểu hiện hành vi nhận thức của học viên với cán bộ điều trị, giữa học viên với học viên và giữa học viên với gia đình hay với bản thân học viên. Quan sát các trang thiết bị, vật dụng hỗ trợ của học viên tại trung tâm

Phương pháp thông kê toán học: Nhằm xử lý phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu, luận văn sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Một số khái niệm có liên quan đến khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị nghiện ma túy của học viên

  • Khó khăn tâm lý
  • Điều trị nghiện ma túy
  • Khó khăn tâm lý trong điều trị nghiện ma túy của học viên cai nghiện

Biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên cai nghiện ma túy

  • Khó khăn về nhận thức
  • Khó khăn về cảm xúc

Yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của học viên cai nghiện ma túy đang điều trị nghiện ma túy

  • Yếu tố chủ quan
  • Yếu tố khách quan

2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Các giai đoạn tổ chức nghiên cứu

  • Giai đoạn xây dựng khung lí thuyết
  • Giai đoạn xây dựng bộ công cụ
  • Giai đoạn điều tra
  • Giai đoạn xử lí số liệu

Mẫu nghiên cứu và địa bàn

  • Địa bàn nghiên cứu
  • Khách thể nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu lý luận
  • Phương pháp điều tra bảng hỏi
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp phỏng vấn sâu
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
  • Phương pháp thống kê toán học

2.3 Thực trạng

Đánh giá chung thực trạng khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị nghiện ma túy của học viên

Thực trạng các mức độ biểu hiện khó khăn tâm lý trong điều trị nghiện ma túy

  • Mức độ khó khăn tâm lý về nhận thức của học viên trong quá trình cai nghiện tại trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa, thành phố Hồ Chí Minh
  • Mức độ khó khăn tâm lý về cảm xúc của học viên trong quá trình cai nghiện tại trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa, thành phố Hồ Chí Minh
  • Mức độ khó khăn tâm lý về hành vi của học viên trong quá trình cai nghiện tại trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa, thành phố Hồ Chí Minh
  • Phương thứcgiải quyết khó khăn tâm lý cho học viên trong quá trình cai nghiện tại trung tâm

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng khó khăn tâm lý của học viên trong quá trình cai nghiện ma túy tại trung tâm

  • Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của học viên trong quá trình cai nghiện ma túy tại trung tâm
  • Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình cai nghiện ma túy của học viên tại trung tâm

Khó khăn tâm lý của học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm Thanh Đa qua nghiên cứu trường hợp điển hình

Ý kiến đề xuất giúp học viên cai nghiện vượt qua khó khăn tâm lý trong quá trình cai nghiện tại trung tâm

3. Kết luận 

Luận văn đã đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện khó khăn tâm lý của học viên cai nghiện ma túy tại trung tâm Thanh Đa. Kết quả tổng hợp cho thấy:

  • Khó khăn tâm lý của học viên cai nghiện về cảm xúc và hành vi đạt ở mức khó khăn; Nhận thức là khía cạnh học viên gặp khó khăn tâm lý ở mức độ thấp hơn.
  • Khó khăn tâm lý của học viên trong quá trình cai nghiện chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố Gia đình và yếu tố trạng thái tâm lý của học viên có ảnh hưởng mạnh nhất. Yếu tố xã hội có ảnh hưởng ít hơn do học viên ở trong môi trường trung tâm, khép kín và cách li với bên ngoài. Yếu tố xã hội thường tác động đến học viên nhiều hơn khi học viên hoàn thành cai nghiện và là nguyên nhân dẫn đến tái nghiện.
  • Kết quả quan sát cho phép khẳng định: Biện pháp tác động thay đổi nhận thức, hành vi của học viên cai nghiện qua hình thức nhóm đồng đẳng, cụ thể là mô hình câu lạc bộ nếu được tổ chức khoa học, thường xuyên hoàn toàn có thể giúp học viên chia sẻ vướng mắc, đồng hành cùng học viên đi qua khó khăn để tìm lại chính mình

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Phú Ánh (2016), Hỗ trợ việc làm đối với người cai nghiện từ thực tiễn trung tâm giáo dục- lao động- tạo việc làm, tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ, Học viên Khoa học xã hội.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2013) Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục phòng chống tệ nạn xã hội (2011),Tài liệu nâng cao kiến thức quản lý, giáo dục cho cán bộ trung tâm chữa bệnh- giáo dục- lao đông xã hội Cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện, Nhà xuất bạn lao động- xã hội.

Ban Chấp hành Trung ương Chỉ thị của Bộ Chính trị về Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy (2019), Số 36 CT/TW, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học trên ---

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM