Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nghiên cứu cơ sở lý luận về lối sống văn hóa và quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh ở các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học; khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Luận văn ThS: Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang nhằm đề xuất một nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang  thể hiện ở việc thực hiện nề nếp, nội quy của nhà trường; giao tiếp, ứng xử của các em với thầy cô, bạn bè.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: hương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hệ thống hoá tư liệu; Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phát hiện và khai thác những khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương  pháp  quan  sát; Phương pháp điều tra bằng ankét; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Nhóm phương pháp bổ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra, phương pháp kiểm định giả thuyết để kiểm chứng tính  đúng đắn, khoa học và  khả thi của các biện pháp đề xuất.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Những khái niệm công cụ.

Một số vấn đề về hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học.

Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học

2.2 Thực trạng công tác quản lý

Khái quát về các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Khái quát về khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Thực trạng giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hoá cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hoá cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hoá cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

2.3 Biện pháp quản lý

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hoá cho học sinh.

Khảo nghiệm các biện pháp quản lý.

3. Kết luận

Lối sống văn hóa có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của mỗi con người cũng như toàn xã hội. Lối sống văn hóa thể hiện thái độ, cách thức quan hệ, hành động giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Lối sống văn hóa là yếu tố thuộc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Đó là nét đẹp của con người thể hiện qua lời nói, hành động, suy nghĩ đối với người khác, đối với tự nhiên và đối với xã hội. Lối sống văn hóa đòi hỏi con người phải tự học tập, tự rèn luyện và tu dưỡng. Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh Phổ thông dân tộc bán trú là nhiệm vụ của các trường Phổ thông dân tộc bán trú trong  cả  nước  nói  chung  và  của  các  trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ. Đồng thời tạo ra môi trường văn hoá trong nhà  trường, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Giáo dục lối sống văn hóa còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp học sinh có nhận thức và hành vi đúng trong giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh và với bản thân mình. Quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang  cho thấy phần lớn giáo viên, nhân viên và học sinh đều nhận thức được khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc  giáo  dục lối sống văn hóa cho học sinh.

4. Tài liệu tham khảo

A.V. Pêtrôpxki và các tác giả khác (1982),  Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

Đặng  Quốc  Bảo (2001),  Lối sống văn hóa  -  Vấn đề  bức thiết của cán bộ quản lý, của mọi người, Hà Nội. 

Trần Văn Bính (Chủ biên - 1997), Văn hóa xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT: Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT bán trú. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT....

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên).

Phụ lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho học sinh).

Phụ lục 3: Phiếu khảo nghiệm (Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM