Luận văn ThS: Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

Luận văn Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay; khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề tự chủ đại học trên các báo điện tử: Giaoducthoidai.vn (gdtd.vn); Dantri.com.vn; Vietnam.net; Tuoitre.vn; thực hiện phỏng vấn sâu lãnh đạo Ban Giáo dục của cơ quan báo điện tử, phóng viên, biên tập viên về thực trạng báo điện tử thông tin và tuyên truyền vấn đề tự chủ đại học hiện nay và thu thập những gợi ý của họ về giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về tự chủ đại học của báo điện tử; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam trong thời gian tới.

Luận văn ThS: Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn nghiên cứu thực trạng, đánh giá thành công và hạn chế của báo điện tử Việt Nam trong việc truyền thông vấn đề tự chủ đại học, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử trong thời gian tới.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ nghiên cứu trường hợp báo điện tử, gồm: Giaoducthoidai.vn; Dantri.com.vn; Vietnam.net; Tuoitre.vn; từ tháng 1/2017 đến 31/8/2019.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu:Tập hợp, hệ thống tài liệu lý luận từ các sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học,các văn kiện, các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về tự chủ đại học, nhằm hình thành cơ sở lý luận cho đề tài luận văn.

Phương pháp phân tích nội dung: Tập hợp, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nội dung thông điệp trong các tác phẩm báo chí liên quan đến đề tài trên các báo: Giaoducthoidai.vn; Dantri.com.vn; Vietnam.net; Tuoitre.vn.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn phóng viên, biên tập viên, Trưởng/ phó ban Giáo dục của cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, nhằm tập hợp được những góc nhìn khác nhau về thực trạng hoạt động truyền thông về tự chủ trên báo điện tử

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khác để thực hiện luận văn này

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Các khái niệm cơ bản

  • Báo chí
  • Báo điện tử
  • Truyền thông
  • Tự chủ
  • Tự chủ đại học

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tự chủ đại học

Nguyên tắc và nội dung truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam

  • Nguyên tắc và đạo đức truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử
  • Tiêu chí nội dung truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử

Một số khung lý thuyết cơ bản để luận giải vấn đề nghiên cứu

  • Lý thuyết đóng khung
  • Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

2.2 Thực trạng

Giới thiệu về các báo khảo sát

  • Báo điện tử Giáo dục & Thời đại (giaoducthoidai.vn; gdtd.vn)
  • Báo điện tử Dân trí (dantri.com.vn)
  • Báo Vietnamnet.vn
  • Báo Tuoitre.vn

Tần suất tin, bài về tự chủ đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

Thực trạng nội dung truyền thông về tự chủ đại học trên các tờ báo điện tử khảo sát

  • Báo điện tử truyền thông về chính sách tự chủ đại học
  • Báo điện tử truyền thông về cơ hội thành công của các trường trong tự chủ đại học
  • Báo điện tử truyền thông về bất cập trong tự chủ

Thực trạng hình thức chuyển tải nội dung về tự chủ đại học trên báo điện tử

  • Nguồn tư liệu được sử dụng
  • Thể loại báo chí
  • Cấu trúc thông điệp trong tác phẩm báo chí về tự chủ đại học
  • Ngôn ngữ, hình ảnh
  • Về phản hồi của công chúng (comment)

Đánh giá chung

2.3 Phương hướng và giải pháp

Phương hướng truyền thông về tự chủ đại học

  • Truyền thông nhất quán quan điểm của Đảng, Nhà nước về tăng cường quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học
  • Truyền thông nhấn mạnh vào các vấn đề trọng tâm của tự chủ đại học

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường truyền thông về tự chủ đại học trên báo điện tử thời gian tới

  • Đối với các đơn vị báo điện tử
  • Đối với cơ quan quản lý nhà nước
  • Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo

3. Kết luận 

Quyền tự chủ đại học được hiểu là các quy định của pháp luật phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước với các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện mục tiêu tự do học thuật, tự chủ quản trị và các điều kiện giải trình bắt buộc để thực hiện quyền tự chủ của mình. Tự chủ là thuộc tính của các trường đại học, là quyền tự quyết của các trường đại học, cơ sở giáo dục trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Trong những năm qua, trước xu thế đổi mới, hội nhập trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực giáo dục đại học. Vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ GD&ĐT, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước,bước đầu đem lại những kết quả nhất định.

4. Tài liệu tham khảo

Đỗ Thị Phương Anh (2009), Lối thoát cho nghiên cứu học thuật ở Châu Âu: Cầu nhiều tiền và tự chủ hơn,Hội thảo “Vấn đề tự chủ - Tự chịu trách nhiệm ở các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”, Hà Nội.

Hoàng Anh, Nguyễn Văn Dững (1998),Nhà báo, bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp, NXB Lao Động.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2009), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII), Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Hà Nội.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29, TW 8 (Khóa XI), Về đ i mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a và hội nhập quốc tế, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Báo chí trên ---

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM