Luận văn thS: Tổ chức hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Luận văn Tổ chức hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh nghiên cứu các quan điểm dạy học hiện đại và làm rõ cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động ngoại khóa theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh; xây dựng tiến trình và tổ chức hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng lực với chủ đề Cảm ứng điện từ trong cuộc sống; phân tích dữ liệu thực nghiệm thu được để đánh giá tính khả thi của đề tài, sơ bộ đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Luận văn thS: Tổ chức hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng tiến trình và tổ chức hoạt động ngoại khóa theo định hướng phát triển năng lực chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng lực.
  • Phạm vi nghiên cứu: Nội dung, chương trình: chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11, Địa bàn nghiên cứu: TP. Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu Luật Giáo dục, các chủ trương, chính sách, định hướng đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục hiện hành và trong những năm tới; Nghiên cứu lí luận về hoạt động ngoại khóa, lí luận về định hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học bộ môn Vật lí; Nghiên cứu mục tiêu dạy học môn Vật lí, nội dung, chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và các tài liệu khác liên quan.
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu việc dạy (thông qua phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên) và việc học (thông qua trao đổi với học sinh, phỏng vấn, phân tích các sản phẩm học tập của học sinh) nhằm đánh giá sơ bộ thực trạng hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11.
  • Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT với tiến trình hoạt động ngoại khóa đã soạn thảo; Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và giả thuyết khoa học để rút ra kết luận của đề tài.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

  • Lịch sử các vấn đề nghiên cứu.
  • Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

2.2 Thiết kế tiến trình hoạt động ngoại khóa

  • Nghiên cứu mục tiêu dạy học môn Vật lí, nội dung chương trình sách giáo  khoa và xây dựng sơ đồ cấu trúc nội dung chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11.
  • Thiết kế tiến trình hoạt động ngoại kh́a theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPT.
  • Thiết kế tiến trình hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPT.

2.3 Thực nghiệm sư phạm

  • Mục đích thực nghiệm sư phạm.
  • Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm.
  • Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
  • Kế hoạch thực nghiệm sư phạm.
  • Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

3. Kết luận

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế tiến trình hoạt động ngoại khóa theo định  hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Chúng tôi vận dụng sơ đồ tiến trình chung đã xây dựng để thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11. Qua hoạt động ngoại khóa học sinh có sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các thành viên tốt, cần có sự tổng hợp, phân tích thông tin, hợp tác để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc tác động các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa theo định hướng phát triển năng lực đã bước đầu góp phần phát triển được năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Tổ chức hoạt động ngoại khóa đã giúp học sinh tham gia học tập với tâm lí thoải mái, kích thích sự tìm tỏi, ham hiểu biết của học sinh, củng cố th́i quen học đi đôi với hành, kiến thức khoa học phải gắn với thực tiễn, phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

4. Tài liệu tham khảo

  • Bộ giáo dục và đào tạo, Bài tập vật lí 11 (cơ bản), NXB Giáo dục. 
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Bài tập vật lí11 (Nâng cao), NXB Giáo dục. 
  • Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Chuẩn kiến thức kĩ năng vật lí 11, NXB Giáo dục. 
  • Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên vật lí11 (cơ bản), NXB Giáo dục. 
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn  "Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển  năng lực học sinh cấp THPT môn vật lí ". 
  • Bộ giáo dục và đào tạo,  Vật lí 11 (cơ bản), NXB Giáo dục.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Vật lí 11 (Nâng cao), NXB Giáo dục.

5. Phụ lục

  • Phụ lục 1: Phiếu điều tra Giáo viên .
  • Phụ lục 2: Phiếu điều tra Học sinh.
  • Phụ lục 3: Thiết kế và chế tạo máy cắt cỏ cầm tay.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học trên ---

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM