Luận văn ThS: Nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỉ XX

Luận văn Nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỉ XX chỉ ra một cách hệ thống, toàn diện loại hình nhân vật và vai trò của nhân vật người phụ nữ cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ trong các sáng tác của một số tác giả (Nhất Linh, Thế Lữ, Tchya Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân) để từ đó thấy được những đóng góp quan trọng, mới mẻ của họ ở thể loại truyện kỳ ảo.

Luận văn ThS: Nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỉ XX

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Lựa chọn đề tài trên, luận văn mong muốn tiếp cận nhân vật phụ nữ dưới góc độ loại hình nhân vật. Luận văn sẽ tập trung đi sâu lí giải trên cơ sở khoa học những nét chung và riêng của từng kiểu loại nhân vật phụ nữ trong các tác phẩm của các nhà văn được lựa chọn, từ đó khẳng định những đóng góp quan trọng, mới mẻ của các tác giả ở thể loại truyện kỳ ảo giai đoạn đầu thế kỷ XX.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỷ XX (Khảo sát qua tác phẩm của các tác giả: Nhất Linh, Thế Lữ, Tchya Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân).

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát sáng tác kỳ ảo của các tác giả Nhất Linh, Thế Lữ, Tchya Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân trên sách, báo giai đoạn đầu thế kỷ XX và trên sách, báo in lại tác phẩm của họ ở các giai đoạn sau, như trong các bộ của Tổng tập văn học Việt Nam, tuyển tập  của các tác giả, cũng như  các tuyển tập chuyên biệt như Tuyển tập truyện kỳ Việt Nam, quyển III , NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp loại hình học văn học.

Phương pháp liên ngành.

Phương pháp thống kê - phân loại. 

Phương pháp so sánh văn học.

Phương pháp tiếp cận thi pháp học.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận và những vấn đề chung

Một số khái niệm.

Quan niệm Nho giáo và quan niệm đương thời về người phụ nữ.

Nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo trước giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Sơ lược về các nhà văn Nhất Linh, Thế Lữ, Tchya Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân và các sáng tác kỳ ảo của họ.

2.2 Nội dung phản ánh nhân vật phụ nữ

Phân loại nhân vật phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Những nét tương đồng và khác biệt của nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của các tác giả.

Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn qua loại hình nhân vật phụ nữ.

Vai trò của nhân vật phụ nữ đối với sự sáng tạo của nhà văn trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỷ XX.

2.3 Nghệ thuật thể hiện nhân vật phụ nữ

Vị trí của nhân vật phụ nữ trong tổ chức cốt truyện (trong so sánh với nhân vật nam).

Nghệ thuật khắc họa ngoại hình.

Nghệ thuật thể hiện đời sống nội tâm và hành động nhân vật.

Tính cách nhân vật.

Nghệ thuật sử dụng yếu tố “kỳ và “thực“.

Không gian và thời gian nghệ thuật.

Ngôn ngữ nghệ thuật.

3. Kết luận

Truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỷ XX vốn chịu những ảnh hưởng từ thể loại truyền kỳ độc đáo của văn học trung đại. Trên bước đường phát triển của mình, văn học hiện đại Việt Nam tiếp thu và phản ánh yếu tố kỳ như một thủ pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại, như một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết cấu tác phẩm. Điều này tạo ra nét khác biệt  cho thể loại truyện kỳ ảo ở Việt Nam khác với các nước đồng văn trong khu vực. Phần Nội dung phản ánh nhân vật người phụ nữ trong truyện kỳ ảo Việt Nam đầu thế kỷ XX (khảo sát qua sáng tác của Nhất Linh, Thế Lữ, Tchya Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân) đã đi sâu vào khám phá các vẻ đẹp của họ thể hiện trong các tác phẩm, qua quá trình so sánh, đối chiếu luận văn đã chỉ ra được nét tương đồng ở người phụ nữ của bốn tác giả, họ vừa là những người phụ nữ truyền thống nhưng cũng có nét hiện đại, họ đã dám chủ động nói lên khát vọng sống và đòi quyền sống chính đáng của mình. Ở họ, bên cạnh dáng vẻ của tính cách cũ thì còn là vẻ đẹp gợi cảm, táo bạo, quyết liệt, có quan niệm sống tiến bộ, mới mẻ về sô phận chính mình. Không chỉ vậy, hệ thống ngôn ngữ gần gũi, đời thường hơn. Lấy con người làm đối tượng trung tâm để phản ánh, cả bốn tác giả đều đề cao con người. Qua hình tượng người phụ nữ, bốn tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi.

4. Tài liệu tham khảo

Hoài Anh (2009),“Đái Đức Tuấn (TCHYA) với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ”, Trieuxuan.info. 

Huỳnh Phan Anh trong bài viết Nhất Linh và Bướm trắng, Văn, số 156 - 1970 

Phạm Đình Ân (2007), Thế Lữ - về tác gia và tácphẩm , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

Lê Huy Bắc (2006), “Cái kỳ ảo trong văn học huyễn ảo”, TCVH số 8. 

Lê Nguyên Cần (2003), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Banzac, NXB ĐHSP. 

Nguyễn Huệ Chi (chủ biên,1999), Truyện truyền kì ViệtNam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

Nguyễn Huệ Chi, (chủ biên,2004), Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới. 

Nguyễn Huệ Chi (chủ biên,2009),  Truyện truyền kì  Việt Nam , quyển 2, NXB Giáo dục, Hà Nội...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM