Luận văn ThS: Chương trình truyền hình tương tác của Truyền hình Việt Nam hiện nay

Luận văn Chương trình truyền hình tương tác của Truyền hình Việt Nam hiện nay trình bày cơ sở lý luận về tính tương tác trên truyền hình; thực trạng các chương trình truyền hình tương tác; một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình “Bữa trưa vui vẻ” trên kênh VTV6 và chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam.

Luận văn ThS: Chương trình truyền hình tương tác của Truyền hình Việt Nam hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lí luận của truyền hình tương tác bao gồm: giải thích thuật ngữ tương tác, thuật ngữ truyền hình tương tác, các quan niệm khác nhau về truyền hình tương tác, phân loại các mức độ khác nhau về truyền hình tương tá, các mức độ tương tác giữa người xem và chương truyền hình, sự ra đời và phát triển của truyền hình trên thế giới và Việt Nam.

Khảo sát, phân tích, đánh giá về hiệu quả của truyền hình tương tác tại Việt Nam, thông qua chương trình “Bữa trưa vui vẻ” trên kênh VTV6 và chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên kênh VTV2, qua việc khảo sát trên fanpage và website, phỏng vấn các biên tập viên.

Làm nổi bật ưu và nhược điểm trong cách xây dựng nội dung tác phẩm truyền hình tương tác. Từ đó rút ra kinh nghiệm và xác định hướng đi của các chương trình truyền hình tương tác trong tương lai nhằm đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ của truyền hình đồng thời đáp ứng nhu cầu của công chúng Việt Nam.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển của truyền hình tương tác trong kỉ nguyên số.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Nghiên cứu chương trình truyền hình tương tác của truyền hình Việt Nam hiện nay (chương trình “Bữa trưa vui vẻ” trên kênh VTV6 và chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên kênh VTV2), tham khảo các chương trình truyền hình tương tác trên thế giới cùng với một số kênh mạng xã hộ như Facebook, Twitterr, Youtube, website vtv.vn...
  • Nghiên cứu tính tương tác trong chương trình “Bữa trưa vui vẻ” trên kênh VTV6 và chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên kênh VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

  • Phương pháp phân tích nội dung, hình thức thể hiện của chương trình
  • Phương pháp điều tra định tính
  • Phương pháp điều tra xã hội học
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp thống kê toán học

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Một số khái niệm cơ bản

  • Truyền hình
  • Công chúng truyền hình
  • Chương trình truyền hình

Truyền hình tương tác

  • Các dạng tương tác trên truyền hình
  • Đặc điểm của truyền hình tương tác
  • Vai trò của truyền hình tương tác

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tương tác trên truyền hình

  • Điều kiện xây dựng môi trường truyền hình tương tác
  • Trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của những người làm truyền hình
  • Các dịch vụ truyền hình

Các chương trình truyền hình tương tác của Đài truyền hình Việt Nam

  • Chương trình - Bữa trưa vui vẻ trên kênh VTV6
  • Chương trình - Sống khỏe mỗi ngày trên kênh VTV2

2.2 Thực trạng

Khái quát về khảo sát thực trạng

  • Mục đích khảo sát
  • Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

  • Đối tượng khảo sát
  • Các chương trình truyền hình tương tác trên Đài truyền hình Việt Nam trong diện khảo sát

Những nội dung đổi mới chương trình

  • Hoạt động tương tác trong chương trình Bữa trưa vui vẻ
  • Hoạt động tương tác trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày trên VTV2

Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình tương tác trên kênh VTV6 và VTV2

  • Tác động của hoạt động tưong tác trong các chương trình truyền hình đến quy trình sản xuất chương trình
  • Xây dựng mô hình truyền hình tương tác mới 
  • Đánh giá hiệu quả của mô hình truyền hình tương tác

Những ưu điểm và hạn chế chung của hoạt động tương tác trên truyền hình trong chương trình Bữa trưa vui vẻ và Sống khỏe mỗi ngày

  • Thành công
  • Hạn chế

2.3 Một số biện pháp

Các biện pháp nâng cao chất lượng chương trình Bữa trưa vui vẻ trên kênh VTV6 và chương trình Sống khỏe mỗi ngày trên kênh VTV2 của đài truyền hình Việt Nam

  • Nhóm biện pháp về nội dung
  • Nhóm biện pháp về hình thức
  • Nhóm biện pháp về chuyên nghiệp hóa lực lượng sản xuất
  • Nhóm biện pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật

3. Kết luận 

Xây dựng các hoạt động tương tác trên truyền hình đang trở thành một xu thế tất yếu đã và đang nhận được sự quan tâm trong tiến trình phát triển của truyền hình số của thế giới cũng như tại Việt Nam. Điều này, xuất phát từ nhu cầu tiếp nhận thông tin, trải nghiệm thông tin trên truyền hình của khán giả hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước đây về nội dung và hình thức. Khán giả là những người chủ động tham gia vào nội dung của chương trình bằng hình thức tương tác thông qua các hình thức trao đổi, bình luận trực tiếp với chương trình hay có thể tác động trực tiếp vào kịch bản chương trình. Vì vậy, khi xây dụng chương trình truyền hình tương tác, người làm truyền hình phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khán giả, nắm bắt được quy trình sản xuất chương trình truyền hình tương tác từ đó đưa ra được nhiều tương tác, trải nghiệm để kéo khán giả đến với truyền hình tương tác. Khuyến khích khán giả vừa là khách thể xem truyền hình vừa là chủ thể chủ động lựa chọn và tương tác tích cực trên truyền hình.

4. Tài liệu tham khảo

Đại học Dân Lập Văn Lang (2013), Nghiên cứu xu hướng phát triển và tương lai ngành truyền hình.

Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại - Từ làm đến đời thường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động.

Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia - sự thật...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Báo chí trên ---

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM