Luận văn ThS: Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay

Luận văn Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay đưa ra một cái nhìn khái quát về quá trình hình thành và phát triển của văn học Yên Bái trong gần 2 thập kỷ qua, đồng thời cung cấp cái nhìn khái quát về đóng góp của văn xuôi Yên Bái cho nền văn học địa phương; khẳng định vị trí của văn xuôi Yên Bái trong nền văn học Việt Nam hiện đại; đánh  giá về những đóng góp, quan niệm sáng tác và cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu; nghiên cứu và tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật nổi bật trong sáng tác của văn xuôi Yên Bái trong thời kỳ đổi mới.

Luận văn ThS: Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu hướng tới một sự đánh giá đầy đủ và khách quan hơn về những thành công và hạn chế, về tiến trình vận động và phát triển cũng như đặc điểm của văn xuôi Yên Bái từ năm 1986 đến nay. Qua việc tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu phê bình một cách cụ thể các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu sống và sáng tác trên mảnh đất quê hương Yên Bái với những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật để khẳng định sự đóng góp của văn học Yên Bái vào thành tựu của Văn học Việt Nam hiện đại. 
Giới thiệu một số gương mặt các nhà văn  tiêu biểu của văn học Yên Bái và vai trò của họ trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa miền núi vừa truyền thống vừa hiện đại của quê hương mình. Bên cạnh đó làm nổi bật lên các biện pháp nghệ thuật được các nhà văn sử dụng tạo nên những sáng tác độc đáo và những phong cách riêng của người sáng tác.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay. Giới thiệu, nghiên cứu tác phẩm, nội dung  văn xuôi từ 1986 đến nay và đánh giá một số tác giả tiêu biểu như: Hoàng Hạc, Hà Lâm Kỳ, Hoàng Thế Sinh. Qua đó làm nổi bật lên nghệ thuật trong văn xuôi Yên Bái.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào “Văn xuôi Yên Bái từ năm 1986 đến nay”. 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. 

Phương pháp xã hội học; Phương pháp thi pháp học. 

Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa. 

Ngoài ra còn sử dụng các thao tác quen thuộc trong nghiên cứu văn học như: Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp, thống kê và hệ thống hóa 

2. Nội dung

2.1 Khái quát về văn hóa văn học Yên Bái

Khái quát về đặc điểm tự nhiên và xã hội của Yên Bái

  • Vài nét về tỉnh Yên Bái.
  • Khái lược về bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Khái quát về văn học Yên Bái từ 1975 đến nay

  • Tiến trình hình thành và phát triển của văn học Yên Bái.
  • Đội ngũ tác giả, tác phẩm.
  • Đời sống thể loại và một số đặc điểm nổi bật.
  • Thành tựu, hạn chế.

2.2 Nội dung văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay

Các khuynh hướng sáng tác của văn xuôi Yên Bái từ 1986 đến nay

  • Khuynh hướng lịch sử dân tộc.
  • Khuynh hướng thế sự, đời tư.

Một số gương mặt tiêu biểu

  • Hoàng Hạc (15/2/1932 - 10/1999)
  • Hà Lâm Kỳ
  • Hoàng Thế Sinh 

2.3 Nghệ thuật văn xuôi Yên Bái từ năm 1986 đến nay

Cốt truyện.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Ngôn ngữ nghệ thuật.

Giọng điệu nghệ thuật.

3. Kết luận

Qua văn xuôi Yên Bái đã đã giúp chúng ta hiểu hơn về hiện thực cuộc sống của những con người vùng núi Tây Bắc xa xôi. Trong khó khăn, vất vả họ vẫn cố gắng vươn lên để chinh phục tri thức, thực hiện ước mơ cao cả, góp sức nhỏ bé của mình vào xây dựng quê hương. Theo chân mỗi nhân vật trong tác phẩm ta thấy hiện ra trước mắt những bức tranh thiên nhiên sống động, hùng vĩ, kỳ thú nhưng cũng là một thiên nhiên hoang dã với bao hiểm nguy đe dọa cuộc sống của những con người miền núi. Văn học Yên Bái  là một nền văn học địa phương phong phú, giàu bản sắc. Yên Bái đã đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi. Để đông đảo bạn đọc ngày càng biết đến nền văn học Yên Bái nói riêng, các địa phương khác nói chung,  chúng tôi hy vọng sẽ có các cuốn giáo trình văn học địa phương theo đặc trưng vùng  miền. Các nhà nghiên cứu văn học, biên soạn chương trình sẽ đưa văn học địa phương nhiều hơn vào nhà trường. Đồng thời đẩy mạnh công tác lí luận  - phê bình - nghiên cứu văn học ở các địa phương.

4. Tài liệu tham khảo

Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 

Lê Huy Bắc - Đôi điều về văn chương hậu hiện đại, http://tonvinhvanhoadoc.vn 

Hán Trung Châu (2009), Trên đường học tập và suy nghĩ, Nxb Hội nhà văn. 

Hán Trung Châu, (2014), Văn xuôi Hà Lâm Kỳ (*) tập sách về tuổi trẻ quê hương miền núi, http://vanhocnghethuatyenbai.gov.vn 

Hán Trung Châu (2013), Đôi điều cảm nhận về văn xuôi Yên Bái năm qua, http://vanhocnghethuatyenbai.gov.vn 

Hán     Trung   Châu   (2014),   Sự   khởi  sắc   của   văn   xuôi   Yên   Bái, http://vanhocnghethuatyenbai.gov.vn 

Hán Trung Châu - Nhìn lại truyện ngắn trên văn nghệ Yên Bái năm qua, Tạp chí văn nghệ Yên Bái...

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM