Luận văn ThS: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Luận văn Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS; khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 

Luận văn ThS: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý của cán bộ quản lý nhà trường đối với hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS; các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội và Phòng GD&ĐT quận Đống Đa có liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS; các giáo trình, đề tài khoa học, sách, báo và tài liệu liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS.

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động và quan sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Phương pháp thống kê toán học: Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát thu thận được; Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các mẫu phiếu, phân tích kết quả.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Tổng quan nghiên cứu vấn đề.

Một số khái niệm cơ bản.

Giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở trƣờng trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

2.2 Thực trạng quản lý

Khái quát về quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Đặc điểm tình hình giáo dục của các trường trung học cơ sở ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Khái quát khảo sát thực trạng.

Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ  năng  phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

2.3 Biện pháp quản lý

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.

Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3. Kết luận

Tệ nạn xã hôi đã gây ra những tác hại nghiêm trọng và hậu quả khôn lường về mọi mặt đời sống con người và nguy hại hơn, hiện nay, nguy cơ tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường đã và đang tác động xấu tới việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, gây ra nỗi lo lắng cho nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy, giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vu, là yêu cầu cấp bách của các nhà quản lý và các lực lượng tham gia giáo dục trong nhà trường. Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở có tác động của đội ngũ cán bộ quản lý đến các lực lượng giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh một cách hiệu quả, hướng tới mục tiêu giáo dục, rèn luyện đạo đức, thói quen, hành vi đúng chuẩn mực xã hội và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã được tổ chức thực hiện và triển khai bước đầu có những kết quả nhất định. Các nhà trường đã tổ chức thông qua các môn học trên lớp được lồng ghép, tích hợp; thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…Học sinh bước đầu đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống tệ nạn xã hội.

4. Tài liệu tham khảo

Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết 29- Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại  hóa trong điều kiện  kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập qu ốc tế. 

Đặng Quốc Bảo (2007),  Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý Nhà trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 

Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 

Nguyễn Thanh Bình – Lê Thị Thu Hà – Trịnh Thúy Giang (2014), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học sư phạm. 

Nguyễn Thanh Bình (2013),  Giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh phổ thông, Nxb Đại học sư phạm...

5. Phụ lục

Phụ lục 1: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho cán bộ quản lý).

Phụ lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho giáo viên THCS).

Phụ lục 3: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho học sinh THCS).

Phụ lục 4: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho phụ huynh học sinh).

Phụ lục 5: Phiếu trưng cầu ý kiến (Dành cho cán bộ ban ngành địa phương).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM