Luận văn ThS: Thơ Lò Ngân Sủn

Luận văn Thơ Lò Ngân Sủn tìm hiểu về văn hóa, văn học dân tộc Giáy và cuộc đời, sự nghiệp văn học của Lò Ngân Sủn; những cảm hứng chủ đạo được thể hiện sâu sắc và nổi bật trong thơ Lò Ngân Sủn; những phương diện nghệ thuật đặc sắc như biểu tượng, ngôn ngữ và thể thơ trong thơ Lò Ngân Sủn.

Luận văn ThS: Thơ Lò Ngân Sủn

1. Mở đầu

1.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật trong thơ Lò Ngân Sủn. 

Phạm vi nghiên cứu: 

  • Tập thơ Lều nương - NXB văn hóa dân tộc (1996). 
  • Tập thơ Con của núi - NXB văn hóa dân tộc (1997). 
  • Tập thơ Đầu nguồn cuối nước - NXB văn hóa dân tộc (1997). 
  • Tập thơ Người trên đá - NXB văn hóa dân tộc (2000). 
  • Tập thơ Bữa tình yêu - NXB Hội nhà văn, Hà Nội (2005). 
  • Tập Tuyển tập  thơ Lò Ngân Sủn - NXB văn học (2012). 

Ngoài  ra, chúng tôi cũng nghiên cứu thơ của một số tác giả khác và đặc biệt là tác giả dân tộc thiểu số để so sánh, đối chiếu.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê để thống kê phân loại và xác lập tư liệu.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát những nét đặc trưng nhất của tác giả. 

Phương pháp so sánh, đối chiếu. 

Phương pháp nghiên cứu theo loại hình. 

1.3 Đóng góp của luận văn

 Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về thơ Lò Ngân Sủn để khẳng định những đóng góp tiêu biểu của nhà thơ dân tộc Giáy này cho văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

2. Nội dung

2.1 Thơ ca dân tộc thiểu số

Diện mạo chung của thơ ca dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam

  • Giai đoạn 1945 - 1975.
  • Giai đoạn sau 1975 đến nay.

Lò Ngân Sủn - nhà thơ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Giáy

  • Nét đặc sắc của Văn hóa Giáy.
  • Nền văn học dân gian Giáy phong phú, đa dạng.
  • Hành trình sáng tác của nhà thơ Lò Ngân Sủn.

2.2 Những cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng ngợi ca, tự hào về thiên nhiên quê hương làng bản và con người miền núi

  • Cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng, trữ tình của núi rừng Tây Bắc.
  • Cảm hứng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và vẻ đẹp tâm hồn người miền núi.

Cảm hứng trân trọng những giá trị truyền thống của nền văn hóa Giáy.

Cảm hứng nồng nàn, say đắm đầy chất phồn thực trong tình yêu đôi lứa

Cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm trước cuộc đời và thế sự 

  • Những triết lý về lẽ sống và những trăn trở trước cuộc đời.
  • Những chiêm nghiệm, suy tư về thủ đô Hà Nội và những người nghệ sĩ tài năng.

2.3 Biểu tượng, ngôn ngữ và thể thơ

Những biểu tượng đặc trưng tiêu biểu

  • Biểu tượng núi đá.
  • Biểu tượng kèn Pí lè.

Ngôn ngữ thơ mang màu sắc riêng

  • Ngôn ngữ mộc mạc giản, giản dị, gần gũi  với người dân miền núi.
  • Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa Giáy.

Sử dụng đa dạng các thể thơ

3. Kết luận

Lò Ngân Sủn là một trong những nhà thơ xuất sắc của đồng bào dân tộc Giáy. Ông có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Đọc thơ ông người ta nhận thấy rất rõ: hình ảnh thiên nhiên, con người miền núi, đời sống văn hoá tinh thần phong phú, với các phong tục, tập quán lâu đời vẫn còn được gìn giữ. Đọc thơ ông - người ta cũng nhận thấy rất rõ: cách cảm, cách nghĩ, cách nói, cách diễn đạt của người miền núi với thứ ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, giầu hình ảnh. Ngợi ca, tự hào về thiên nhiên quê hương  và con người miền núi là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt các tập thơ của Lò Ngân Sủn. Thiên nhiên núi rừng hiện lên trong thơ ông mang vẻ đẹp  của sự hùng vĩ, hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng trữ tình. Vẻ đẹp của trong thơ Lò Ngân Sủn không chỉ thể hiện ở cảm hứng đề tài mà còn được biểu hiện trên các phương diện nghệ thuật. Trước hết,  đó là việc nhà thơ sử dụng biểu tượng núi đá và tiếng kèn pí lè như một phương tiện nghệ thuật quan trọng vừa là hiện thực cuộc sống vừa gửi gắm tâm tư, tình cảm của người miền núi. Đồng thời khắc họa hình ảnh con người miền núi với vẻ đẹp phi thường, cứng cỏi, bản lĩnh mang trong mình một sức sống mãnh liệt, một tâm hồn đầy chất thơ.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Văn An (2003), Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ng ữ dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 

Hoàng Văn An (2013), Nghiên cứu lý luận phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 

Nguyễn Trọng Báu, Năm Hồng Mai sưu tầm và biên soạn (2009), Truyện cổ dân tộc Giáy. 

Nông Quốc Chấn (1988), Tuyển tập Nông Qu ốc Chấn, Nxb Văn Học, Hà Nội. 

Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 

Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số  Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Văn học trên ---

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM